Tuyển sinh Đại học – Ngành Bảo Vệ Thực Vật (Plant Protection)

88

Theo thống kê nhu cầu tuyển dụng hằng năm của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật (BVTV) cho thấy ngành này đang rơi vào trạng thái “bão đơn”, chỉ riêng tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, mỗi năm nhu cầu trên 100 vị trí việc làm với thu nhập từ 10 – 25 triệu đồng/tháng cho kĩ sư ngành BVTV và khi nền Nông ngiệp nước nhà định hướng phát triển theo nông nghiệp hữu cơ thì nhu cầu xã hội về kĩ sư BVTV ngày càng nhiều.

Với thực trạng lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất cây trồng và bảo quản nông sản đã dẫn tới nhiều hệ lụy cho môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người thì BVTV là ngành có vai trò trọng trách trong việc xây dựng một nền nông nghiệp sạch và bền vững. Bên cạnh đó, bùng nổ dân số thế giới dẫn đến vấn đề ổn định lương thực toàn cầu ngày càng khó khăn. Với sứ mệnh bảo vệ sản xuất cây trồng nông nghiệp, đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, ngành BVTV không những góp phần tăng thu nhập cho người dân mà còn đảm bảo an ninh lương thực, góp phần bảo vệ môi trường.

I. THÔNG TIN CHUNG

– Tên chương trình đào tạo: Bảo vệ thực vật (Plant protection)
– Trình độ đào tạo: Đại học

– Mã ngành đào tạo: 7620112
– Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Thời gian đào tạo: 4,5 năm
– Loại hình đào tạo: Chính qui
– Khối lượng kiến thức toàn khóa: 159 tín chỉ
– Văn bằng tốt nghiệp: Kĩ sư

Xem thêm thông tin về tuyển sinh ngành BẢO VỆ THỰC VẬT năm 2024 tại đây 

II. CÁC KHỐI KIẾN THỨC/MÔN HỌC

  • Kiến thức cơ bản về cây trồng, hệ thống nông nghiệp, kĩ thuật trồng và chăm sóc cây trồng;
  • Kiến chuyên sâu về sinh vật hại cây trồng (côn trùng, nhện hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột, ốc…); quản lý, sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV và các biện pháp phòng trừ sinh vật hại cây trồng.
  • Phát triển kĩ năng về chẩn đoán các đối tượng sinh vật hại cây trồng; xây dựng quy trình và ứng dụng quản lý dịch hại cây trồng hiệu quả, bền vững.

    Một số hình ảnh về hoạt động học tập của sinh viên ngành Bảo vệ thực vật

III. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

 Kiến thức

Vận dụng được kiến thức cơ bản về Bảo vệ thực vật để tư vấn, hướng dẫn phòng trừ một số đối tượng dịch hại cây trồng phổ biến. Vận dụng kiến thức chuyên ngành, liên ngành để giải quyết các công việc thực tiễn trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật, xây dựng được các quy trình quản lý sinh vật hại cây trồng.

Kỹ năng        

Xác định, lựa chọn được những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc thực tiễn ngành bảo vệ thực vật. Tư duy hệ thống trong xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu khoa học, phân tích dữ liệu, diễn giải, đánh giá và truyền đạt các kết quả nghiên cứu. Chuyển giao quy trình công nghệ và hướng dẫn, giám sát được những người khác thực hiện các quy trình quản lý sinh vật hại cây trồng.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Thực hiện đúng trách nhiệm xã hội của một công dân trong thể chế đang sống và trong bối cảnh toàn cầu hóa; khả năng làm việc, học tập một cách độc lập hoặc theo nhóm; Thích ứng với môi trường làm việc thay đổi, có  tinh thần trách nhiệm hướng dẫn và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trong bối cảnh thay đổi thường xuyên của công việc.

IV. CHUẨN ĐẦU RA

  1. Kiến thức

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ vận dụng được kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin; có chứng chỉ giáo dục thể chất, chứng chỉ quốc phòng – an ninh, chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản và áp dụng để giải quyết công việc thực tiễn của một kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật.

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ vận dụng được kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và môi trường làm nền tảng tư duy để giải quyết các vấn đề trong công việc thực tiễn của một kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật một cách khoa học và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xã hội.

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ vận dụng được kiến thức cơ sở về hình thái học, sinh vật học, sinh thái học, các mối quan hệ giữa kí sinh – kí chủ, các quy luật phát sinh gây hại… của sinh vật hại cây trồng trong hoạt động nghề nghiệp Bảo vệ thực vật.

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ vận dụng được kiến thức chuyên ngành để giải quyết các công việc thực tiễn trong sản xuất Bảo vệ thực vật: quy trình quản lý sinh vật hại cây trồng theo các hệ thống sản xuất khác nhau (nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ…) và phù hợp với định hướng chương trình quản lý sức khỏe cây trồng

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ vận dụng được kiến thức cơ bản về Bảo vệ thực vật để chẩn đoán, giám định, đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả một số đối tượng sinh vật hại phổ biến trên các loại cây trồng chính

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ áp dụng được kiến thức về pháp luật và bảo vệ môi trường trong hoạt động nghề nghiệp.

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ vận dụng được các kiến thức bổ trợ về phương pháp tiếp cận khoa học, kỹ năng mềm, kỹ năng kinh doanh và khởi nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

  1. Kỹ năng

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật phải có năng lực bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (Chứng chỉ B1 tiếng Anh hoặc các chứng chỉ Quốc tế có giá trị tương đương theo quy định hiện hành).

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ xác định, lựa chọn giải pháp giải quyết và cải thiện các vấn đề liên quan đến công việc thực tiễn ngành Bảo vệ thực vật một cách phù hợp.

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật; phân tích dữ liệu, đánh giá và truyền đạt các kết quả thực hiện.

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật có kỹ năng sáng tạo, tìm ra những ý tưởng khởi nghiệp và thực hiện khởi nghiệp tạo việc làm cho mình và cho người khác trong môi trường nghề nghiệp luôn thay đổi.

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ hướng dẫn, giám sát được những người khác thực hiện các quy trình công nghệ Bảo vệ thực vật.

  1. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ thực hiện đúng trách nhiệm xã hội của một công dân trong thể chế đang sống và làm việc với bối cảnh toàn cầu hóa.

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ làm việc, học tập một cách độc lập hoặc theo nhóm; hướng dẫn và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trong bối cảnh thay đổi thường xuyên của công việc. 

– Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ thực hành được các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của một kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật.

   Xem thêm thông tin về chương trình đào tạo ngành BẢO VỆ THỰC VẬT tại đây 

V. VỊ TRÍ VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sau khi ra trường, kĩ sư BẢO VỆ THỰC VẬT có thể được tuyển dụng vào các vị trí sau:

– Các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương liên quan đến lĩnh vực BẢO VỆ THỰC VẬT như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Cục Bảo vệ thực vật, Viện Bảo vệ thực vật; Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng; Trung tâm Kiểm dịch thực vật vùng; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh; Trung tâm dịch vụ kĩ thuật nông nghiệp các huyện/thành phố; Bệnh viện cây trồng.

– Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nông nghiệp;

– Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật;

– Các trang trại sản xuất cây trồng;

– Các tổ chức phi chính phủ liên quan đến lĩnh vực Bảo vệ thực vật

– Khởi nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, trang trại nông nghiệp hữu cơ, Edu-farm, … tùy theo năng lực và mong muốn của cá nhân.

– Các nước có nền nông nghiệp tiên tiến (Đan Mạch, Israel, Nhật Bản, Úc, Đức, Thụy Điển, …).

Một số hình ảnh về việc làm của kĩ sư Bảo vệ thực vật sau khi tốt nghiệp

 

VI. THÔNG TIN KHÁC

Xem thêm thông tin về chương trình Internship trong nước của sinh viên ngành BẢO VỆ THỰC VẬT tại đây 

Xem thêm thông tin về chương trình Internship nước ngoài của sinh viên ngành BẢO VỆ THỰC VẬT tại đây 

Một số hình ảnh về thực tập nghề của sinh viên ngành Bảo vệ thực vật

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN TUYỂN SINH

Hotline: 0888.011.101; 0968.414.102;
Email: 
tuyensinh@huaf.edu.vn;
Website: 
tuyensinh.huaf.edu.vn nh.huaf.edu.vn; huaf.edu.vn;
Zalo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế