I. NHÂN SỰ HIỆN TẠI:

Bộ môn đang quản lý các cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ sau đây:1) Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bàoPhòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào rộng hơn 100 m2 có tương đối đầy đủ thiết bị và máy để thực hiện công nghệ nuôi cấy mô tế bào từ khâu xử lý mẫu, tách mẫu, vào mẫu, nuôi mẫu, nhân mẫu và đưa cây ra vườn ươm.2) Phòng thực hành, thực tậpCác phòng thực hành thực tập Sinh lý – sinh hóa thực vật, Di truyền – giống cây trồng, Rau hoa quả và cảnh quan rộng khoảng 200m2 có đầy đủ thiết bị và máy để thực hiện tốt các bài thực hành thực tập thuộc tất cả môn học do bộ môn quản lý.3) Phòng thí nghiệm công nghệ sinh họcPhòng thí nghiệm công nghệ sinh học được trang bị thiết bị và máy hiện đại phục vụ cho hoạt động nghiên cứu chuyên sâu và đào tạo về công nghệ sinh học.

II. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu

Bộ môn đang quản lý các cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ sau đây:1) Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bàoPhòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào rộng hơn 100 m2 có tương đối đầy đủ thiết bị và máy để thực hiện công nghệ nuôi cấy mô tế bào từ khâu xử lý mẫu, tách mẫu, vào mẫu, nuôi mẫu, nhân mẫu và đưa cây ra vườn ươm.2) Phòng thực hành, thực tậpCác phòng thực hành thực tập Sinh lý – sinh hóa thực vật, Di truyền – giống cây trồng, Rau hoa quả và cảnh quan rộng khoảng 200m2 có đầy đủ thiết bị và máy để thực hiện tốt các bài thực hành thực tập thuộc tất cả môn học do bộ môn quản lý.3) Phòng thí nghiệm công nghệ sinh họcPhòng thí nghiệm công nghệ sinh học được trang bị thiết bị và máy hiện đại phục vụ cho hoạt động nghiên cứu chuyên sâu và đào tạo về công nghệ sinh học.

III. Hoạt động đào tạo

1) Đào tạo các bậc – Đào tạo đại học: Quản lý đào tạo các ngành Nông nghiệp công nghệ cao, Sinh học ứng dụng, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan. Tham gia đào tạo các ngành Khoa học cây trồng, Nông học, Bảo vệ thực vật và Khoa học đất.- Đào tạo cao học: Tham gia đào tạo các ngành Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật.- Đào tạo tiến sĩ: Tham gia đào tạo ngành Khoa học cây trồng.2) Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cấp giấy chứng nhận- Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật.- Kỹ thuật PCR.- Kỹ thuật sản xuất các loại cây giống, rau hoa quả công nghệ cao

IV. Các hướng nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ

– Phục tráng, tuyển chọn và lai tạo các giống cây trồng theo hướng năng suất, chất lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu của từng vùng.- Ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu đa dạng di truyền, bảo tồn nguồn gen và chọn tạo giống cây trồng các loại.- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao các quy trình sản xuất cây giống và cây trồng thương phẩm các loại (cây lương thực, công nghiệp, dược liệu, rau hoa quả, thực phẩm chức năng) theo hướng hàng hóa, thích ứng vời từng vùng sinh thái.- Thiết kế, thử nghiệm và sản xuất các hệ thống trồng cây theo công nghệ cao.

V. Quá trình thành lập Bộ môn

Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như xu hướng phát triển chung của ngành Nông nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Bộ môn Nông nghiệp công nghệ cao được thành lập theo đề án tái cấu trúc Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã được Giám đốc Đại học Huế phê duyệt theo quyết định số 379/QĐ-ĐHH ngày 27/2/2020 trên cơ sở sáp nhập nhân sự và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của 3 bộ môn gồm: 1) Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, 2) Giống cây trồng và công nghệ sinh học và 3) Sinh lý và sinh hóa thực vật.