Ngành Bảo vệ thực vật

Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Bảo vệ thực vật

Quyết định số 447/QĐ-ĐHH ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Giám đốc Đại học huế

Ngành: Bảo vệ thực vật (Plant Protection)

Mã số: 9620112

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ  Bảo vệ thực vật, nghiên cưu sinh có có trình độ cao về lý thuyết và thực hành phù hợp, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc khoa học Bảo vệ thực vật.

II. CHUẨN ĐẦU RA

Năng lực chuyên môn Chuẩn đầu ra
Kiến thức
– Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc các lĩnh vực của khoa học Bảo vệ thực vật; có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật; phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành Bảo vệ thực vật; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường; có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh trong các lĩnh vực về Bảo vệ thực vật.
Kỹ năng – Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề; sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực Bảo vệ thực; có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô khu vực và quốc tế;
– Có kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu được các báo cáo phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, bao gồm cả việc trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành Bảo vệ thực vật. Có thể giao tiếp, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ ở mức độ trôi chảy, thành thạo với người bản ngữ. Có thể viết được các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành; có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, phân tích quan điểm về sự lựa chọn các phương án khác nhau.
Thái độ – Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới.

III. DANH MỤC NGÀNH ĐÚNG, NGÀNH GẦN 

Ngành đúng Ngành gần Các môn bổ túc kiến thức ngành gần Số tín chỉ
1. Bảo vệ thực vật 1. Sinh học 1. Nấm hại thực vật 2
2. Khoa học cây trồng 2. Sinh học thực nghiệm 2. Tương tác giữa cây trồng và côn trùng 2
3. Nông học 3. Công nghệ sinh học 3. Khoa học cỏ dại 2
4. Trồng trọt 4. Lâm nghiệp 4. Quản lý dịch hại tổng hợp 2
5. Khoa học nghề vườn 5. Lâm sinh
6. Làm vườn và sinh vật cảnh 6. Sư phạm kỹ thuật nông lâm
7. Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan 7. Quản lý tài nguyên và môi trường
8. Di truyền chọn tạo giống 8. Khuyến nông
9. Lâm nghiệp đô thị
10.  Khoa học đất
11. Bảo quản chế biến nông sản
12.  Động vật học
13. Thực vật học
14. Sinh lý thực vật
15. Quản lý môi trường
16. Sinh thái học
17. Quản lý tài nguyên rừng
18. Sinh học ứng dụng
19. Phương pháp luận giảng dạy sinh học

IV. DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN VÀ CHUYÊN ĐỀ

TT Học phần Số tín chỉ Giảng viên đảm nhận
Học phần bắt buộc (2 học phần = 4 tín chỉ)
1 Sinh thái học côn trùng nâng cao 2 GS.TS. Trần Đăng Hòa
2 Phân loại và giám định tác nhân gây bệnh cây trồng 2 PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường
PGS.TS. Lê Như Cương
PGS.TS. Trần Thị Thu Hà
Học phần tự chọn (chọn 2 học phần = 4 tín chỉ)
1 Đa dạng nấm gây bệnh cây trồng nhiệt đới 2 PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường
PGS.TS. Lê Như Cương
PGS.TS. Trần Thị Thu Hà
2 Độc chất học bảo vệ thực vật 2 TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường
3 Sinh vật học côn trùng 2 GS.TS. Trần Đăng Hòa
4 Biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại cây trồng 2 GS.TS. Trần Đăng Hòa
5 Nguyên lí và thực hành quản lý cỏ dại 2 PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường
6 Quản lý động vật hại nông nghiệp 2 TS. Trần Thị Hoàng Đông
Chuyên đề tự chọn (chọn 3 chuyên đề = 6 tín chỉ)
1 Quản lý cỏ dại cây trồng  tổng hợp: Nghiên cứu và ứng dụng 2 PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường
2 Thuốc trừ sâu và tính kháng thuốc của sâu hại 2 TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
3 Thuốc trừ bệnh và tính kháng thuốc của vi sinh vật gây bệnh 2 TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
4 Quần thể nấm hại thực vật và sự biến động di duyền 2 PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường
5 Lan truyền và xâm nhập của virus hại thực vật 2 PGS.TS. Lê Như Cương
6 Thuốc bảo vệ thực vật và môi trường 2 TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
7 Ứng dụng vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh hại cây trồng 2 PGS.TS. Trần Thị Thu Hà
8 Quản lí vi khuẩn gây hại cây trồng 2 PGS.TS. Lê Như Cương
9 Quản lí tuyến trùng gây hại cây trồng 2 PGS.TS. Trần Thị Thu Hà
10 Các biện pháp phòng trừ sâu hại: cơ sở khoa học và thực tiễn 2 GS.TS. Trần Đăng Hòa
11 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng: từ lý thuyết đến ứng dụng 2 GS.TS. Trần Đăng Hòa
12 Ứng dụng mối quan hệ giữa côn trùng và thực vật trong phòng trừ sâu hại 2 GS.TS. Trần Đăng Hòa
13 Ứng dụng các tác nhân sinh học trong phòng trừ sâu hại cây trồng 2 GS.TS. Trần Đăng Hòa
14 Quản lí tổng hợp chuột hại cây trồng 2 TS. Trần Thị Hoàng Đông
15 Tương tác giữa tác nhân gây bệnh và cây trồng 2 PGS.TS. Trần Thị Thu Hà
16 Sử dụng thuốc trừ cỏ và sự kháng thuốc trừ cỏ của cỏ dại 2 PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường
17 Tiểu luận tổng quan 6 Người hướng dẫn
18 Luận án 70 Người hướng dẫn