Bộ môn Bảo vệ thực vật

315

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT, KHOA NÔNG HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ

Email: bomonbaovethucvat@huaf.edu.vn

* Đội ngũ cán bộ giáo viên: Hiện nay bộ môn gồm 9 giáo viên, 1 nghiên cứu viên và 1 Trợ lý giáo vụ:

1.TS.GVC. Trần Thị Hoàng Đông – Trưởng Bộ môn BVTV

2. PGS.TS.GVCC. Lê Như Cương – Trưởng Khoa Nông học

3. GS.TS.GVCC. Trần Đăng Hòa, Phó Bí thư Đảng Ủy. Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHH

4. PGS.TS.GVCC. Nguyễn Vĩnh Trường

5. TS.GVC. Nguyễn Thị Thu Thủy

6. PGS.TS.GVCC. Trần Thị Thu Hà

7. ThS.GV Nguyễn Thị Giang

8. TS.GV. Nguyễn Tiến Long (kiêm nhiệm)

9. TS.GVC. Trần Thị Xuân Phương

10. ThS.NCV Trương Thị Diệu Hạnh

11. ThS. Nguyễn Thị Dung (Trợ lý đào tạo Khoa)

*. Các môn học đảm nhận:
– Đại học và Cao đẳng: Bệnh cây đại cương, Bệnh cây chuyên khoa, Bệnh cây, Bệnh cây nông nghiệp, Côn trùng đại cương, Côn trùng chuyên khoa, Côn trùng nông nghiệp, Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, Dịch tễ học bảo vệ thực vật, Kiểm dịch thực vật và dịch hại nông sản sau thu hoạch, Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), Thực hành nông nghiệp tốt và nông nghiệp an toàn (GAP), Động vật hại nông nghiệp, Quản lý dịch hại trong nhà lưới, nhà kính.

– Thạc sĩ: Sinh thái học côn trùng, Sinh thái học bệnh cây, Hình thái và phân loại côn trùng, Sinh vật học côn trùng, Nấm hại thực vật, Vi rút và vi khuẩn hại thực vật, Tuyến trùng hại thực vật, Khoa học thuốc bảo vệ thực vật, Khoa học cỏ dại, Đấu tranh sinh học, Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), Thực hành nông nghiệp tốt và nông nghiệp an toàn (GAP), Phương pháp nghiên cứu và viết bài báo khoa học, Vi khuẩn hại thực vật, Miễn dịch thực vật, Tuyến trùng hại thực vật, Độc chất học BVTV, Khảo nghiệm thuốc BVTV, Quản lí dịch hại cây trồng.

– Tiến sĩ: Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), Nấm hại thực vật nâng cao, Đa dạng nấm bệnh hại cây trồng nhiệt đới, Chuyên đề: Sử dụng thuốc trừ cỏ dại và sự kháng thuốc của cỏ dại, Chuyên đề Quần thể nấm hại thực vật và sự biến động di truyền, Tương tác giữa các tác nhân gây bệnh với cây trồng, Chuyên đề: Vi khuẩn hại thực vật, Chuyên đề: Tuyến trùng hại thực vật, Chuyên đề thuốc BVTV và môi trường, Chuyên đề thuốc trừ bệnh và tính kháng thuốc của vsv gây bệnh, Chuyên đề thuốc trừ sâu hại và tính kháng thuốc của sâu hại.

3. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học: Ngoài trang thiết bị được được nhà trường cung cấp bằng nguồn ngân sách nhà nước, Bộ môn Bảo vệ thực vật đã chủ động trong việc tự tìm kiếm nguồn đầu tư nâng cấp trang thiết bị thông qua các đề án và dự án hợp tác với nước ngoài. Hiện nay bộ môn đã có 3 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn phục vụ giảng dạy và nghiên cứu:
– Phòng nghiên cứu và chẩn đoán bệnh cây do chính phủ Úc tài trợ
– Phòng nghiên cứu và chẩn đoán bệnh hạt giống do chính phủ Đan Mạch tài trợ
– Phòng nghiên cứu côn trùng thiên địch do chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Tất cả các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm đang được sử dụng hết công suất để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài tiến sỹ, thạc sỹ và các đề tài nghiên cứu của sinh viên đã được thực hiện thành công từ các phòng thí nghiệm này.

4. Công tác đào tạo:
– Bộ môn đã đảm nhiệm giảng dạy 20 môn học cho các chuyên ngành của Đại học Huế, bao gồm chuyên ngành Bảo vệ thực vật, Khoa học cây trồng, Nông học, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, Công nghệ chọn tạo giống của trường Đại học Nông Lâm.
– Tham gia giảng dạy đại học và quản lý từ 200- 300 sinh viên/năm.
– Giảng dạy cao học cho Trường Đại học Nông Lâm Huế: 20 – 30 học viên/năm. Giảng dạy cao học liên kết giữa Đại học Huế và Đại học Okayama, Nhật Bản: 4 – 8 học viên/ năm.

5. Hợp tác quốc tế:
– Hợp tác với Nhật Bản nghiên cứu về phòng trừ sinh học ruồi đục lá rau ở các tỉnh miền Trung. Nội dung này đã trở thành một phần của luận án tiến sỹ của NCS Trần Đăng Hoà bảo vệ tại Nhật (năm 2007) và kết quả này cũng đã được một số nông dân áp dụng.

– Hợp tác với Hà Lan nghiên cứu về vi sinh vật đối kháng phòng trừ bệnh cây và bước đầu đã thành công trên cây tiêu. Nội dung này đã trở thành một phần luận án tiến sỹ của NCS Trần Thị Thu Hà và NCS Lê Như Cương bảo vệ tại Hà Lan (năm 2007, 2010).

– Hợp tác với Úc (ACIAR): Dự án “Chẩn đoán, khuyến nông và phòng trừ bệnh hại cây trồng tại các tỉnh miền Trung Việt Nam”, Dự án ACIAR CP/2002/115. Nội dung này đã trở thành một phần của luận án tiến sỹ của NCS Nguyễn VĩnhTrường bảo vệ tại Úc (năm 2008) và học viên Trần Thị Nga bảo vệ thạc sĩ tại Việt Nam và tiếp tục làm nghiên cứu sinh ở Úc. Kết quả dự án này cũng đã được một số nông dân trồng tiêu áp dụng.

– Hợp tác với Đan Mạch nghiên cứu Bệnh hạt giống trên một số cây trồng phổ biến ở miền Trung. Nội dung này đã trở nội dung chính của luận án tiến sỹ của NCS Lê Đình Hường được bảo vệ tại Việt Nam và kết quả này đang được nông dân ở khu vực miền Trung áp dụng mang lại kết quả tốt.

– Hợp tác với Bỉ nghiên cứu về sâu bệnh hại trên một số cây trồng cạn ở Thừa Thiên Huế. Kết quả này đã trở thành một nội dung của luận văn thạc sỹ của học viên Nguyễn Thị Thu Thuỷ bảo vệ tại Bỉ năm 2008. Năm 2014 tiếp tục nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sinh học bệnh hại lúa.và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Pháp (năm 2011).

– Hợp tác với Nhật Bản (JIRCAS) nghiên cứu về phòng trừ sinh học bọ cánh cứng hại dừa (2007 – 2011). Bước đầu đã nuôi thành công ong ký sinh trong phòng thí nghiệm, và thả thí điểm trên một số vườn dừa ở Thừa Thiên Huế.

– Hợp tác với Hoa Kỳ (University of Tennessee) nghiên cứu về bệnh hại cây trồng ở Việt Nam do Phytophthora gây ra (2010-2011).

– Hợp tác với Đại học Nông Nghiệp và Công Nghệ Tokyo (Nhật Bản) nghiên cứu về phổ biến có sự tham gia về công nghệ đa mục đích của than ở vùng đệm, Vườn quốc gia Bạch Mã, Huế, Việt Nam tài trợ bởi JICA (2009-2013).

– Quan hệ tương tác giữa sử dụng đất và biến đổi khí hậu tại miền Trung Việt Nam, tổ chức Malteser international, CHLB Đức. Đánh giá trên đồng ruộng về nghiên cứu biến đổi khí hậu, Viện Nghiên cứu lúa Quốc Tế.

– Phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp – Ứng dụng POHE ở Việt Nam, giai đoạn 2, tổ chức hợp tác quốc tế về giáo dục Hà Lan (Nuffic).

– Lồng ghép biến đổi khí hậu vào chương trình đào tạo và nghiên cứu của các trường nông nghiệp Việt Nam, Niche Hà Lan.

– Hợp tác với công ty Syngenta nghiên cứu về vấn đề thuốc BVTV.
– Hợp tác nghiên cứu bệnh hại lúa với tổ chức lúa gạo quốc tế (IRRI).

6. Công bố khoa học:
– Ngoài nước: Có 40 công trình đăng trên các tạp chí và ấn phẩm khoa học quốc tế có uy tín như: Environmental Entomology (Hoa Kỳ), Biological Control (Hoa Kỳ), Appied Entomology and Zoology (Nhật Bản), International Journal of Pest Management (Vương quốc Anh), Journal of Applied Microbiology(Hà Lan), New Phytologist (Vương quốc Anh), Australasian Plant Pathology (Úc), Fungal Biology (Vương quốc Anh), IPGRI (Ý), Archives of Phytopathology and Plant Protection (Vương quốc Anh), Acta Horticulturae, Applied and Environmental Microbiology, Journal Biotechnology, Journal of the Faculty of Agriculture Kyushu University, Annals of Biological Research, Rice, Journal nanomaterials.

– Trong nước: Có hàng trăm công trình đăng trên các tạp chí và ấn phẩm khoa học có uy tín của Việt Nam như: Tạp chí Bảo vệ thực vật, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế), Hội Bệnh hại thực vật Việt Nam, Báo cáo Hội thảo Hội Côn trùng Việt Nam, Báo cáo Hội thảo Hội Sinh thái và Tài nguyên môi trường Việt Nam… Trong năm học 2015-2016 các giáo viên trong bộ môn đã công bố trên 20 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước.

– Một số ấn phẩm phục cho chương trình đào tạo kỹ sư theo định hướng nghề nghiệp:
Phạm Thị Hương, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Đức Xuân Chương (2009) Sổ tay giảng viên- Handbook for POHE lecturer. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Giáo dục đại học Việt Nam – Hà Lan
Nguyễn Minh Hiếu, Trần Thị Lệ, Lê Tiến Dũng, Trần Đăng Hòa, Lê Đình Hường, Trần Thị Xuân An, Đinh Xuân Đức (2009) Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm Huế- Từ lý thuyết đến ứng dụng. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Giáo dục đại học Việt Nam – Hà Lan
Nguyen Minh Hieu, Tran Thi Le, Le Tien Dung, Tran Dang Hoa, Le Dinh Huong, Tran Thi Xuan An, Dinh Xuan Duc (2009) Profession Oriented Higher Education at Hue University of Agriculture and Forestry- F-rom Theory to Application. Ministry of Education and Training. Vietnam- Netherlands Higher Education Project.
Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Vân, Hoàng Thị Hồng Quế, Lê Đình Hường, Trần Nam Thắng (2012). Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây hồ tiêu, Nhà Xuất Bản Nông nghiệp
Nguyễn Vĩnh Trường (2013). Quy trình quản lý tổng hợp bệnh chết nhanh và chết chậm hồ tiêu ở Quảng Trị, Nhà Xuất Bản Nông nghiệp.
Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Hiều Trang, Hoàng Hồng Quế, Trần Đăng Khoa (2013), Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại trên cây có múi, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

7. Thành tích nổi bật:
– Với sự phát triển của Khoa, Trường, Bộ môn từ nhiệm vụ giảng dạy cho một chuyên ngành Trồng trọt ở bậc đại học, nay đã giảng dạy chuyên môn Bảo vệ thực vật cho 5 chuyên ngành (Khoa học cây trồng, Công nghệ chộn tạo giống, Nông học, Công nghệ rau hoa quả và Cảnh quan và Bảo vệ thực vật) thuộc 2 hệ đào tạo: chính quy và vừa học vừa làm. Bộ môn cũng đảm nhận đào tạo cao học chuyên ngành Bảo vệ thực vật từ năm 2011.

– Các sản phẩm và thành tự khoa học công nghệ do bộ môn nghiên cứu:
+ Chế phẩm sinh học Pseudomonas, giải khuyến khích sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, đã được thương mại hóa. Tác giả: Trần Thị Thu Hà.
+ Giống lúa HT1 được Cục Trồng Trọt, Bộ Nông Nghiệp Phát triển Nông thôn công nhận giống được phép sản xuất thử ở các tỉnh miền Trung Tây Nguyên. Tác giả: Lê Đình Hường
+ Ong ký sinh trên bọ dừa, giải ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Tác giả: Lê Khắc Phúc
+ Kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối gốc rễ hồ tiêu ở trong đất, giải ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Tác giả: Nguyễn Vĩnh Trường
+ Nghiên cứu sản xuất, sử dụng chế phẩm sinh học từ xạ khuẩn Streptomyces, nấm Trichoderma để phòng chống bệnh thán thư, héo xanh trên cây ớt (Capsium frutescens) tại khu vực Nam Trung Bộ. Giải khuyến khích VIFOTEC 2016. Tác giả: Trần Thị Thu Hà.