Tư vấn Chứng nhận hữu cơ Châu Âu (Organic EU)
Chứng nhận hữu cơ Châu Âu tiêu chuẩn châu Âu (Organic EU), đòi hỏi các DN phải đáp ứng các yêu cầu khắc khe. Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, quy định của liên minh Châu Âu EU về nông nghiệp hữu cơ không chỉ quy định về sản xuất và chế biến mà còn bao gồm việc kiểm soát và dán nhãn hữu cơ.
Chứng nhận hữu cơ (Organic) là gì?
Organiclà bộ tiêu chuẩn bao gồm những yêu cầu cơ bản dành riêng cho việc sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm mang hoặc dự kiến mang nhãn hàng hóa đặc thù liên quan đến phương thức canh tác hữu cơ.
Chứng nhận hữu cơ là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng.
Đây là chứng nhận nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của thực phẩm, hay mỹ phẩm. Mỗi chứng nhận hữu cơ đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ,…
Thực phẩm hữu cơlà những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức và tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ là khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên nông nghiệp hữu cơ nói chung luôn hướng đến nuôi trồng thúc đẩy cân bằng sinh thái, đa dạng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Quy trình chứng nhận hữu cơ Châu Âu theo tiêu chuẩn của EU – Organic EU
Các thông tin cần tìm hiểu và chuẩn bị cho quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ Châu Âu theo tiêu chuẩn của EU
1. Quy định của quy trình chứng nhận hữu cơ Châu Âu
Các tiêu chuẩn này đảm bảo từ “hữu cơ” có ý nghĩa đồng nhất cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất trong EU. Các quy định liên quan tới nông sản hữu cơ được phát triển cùng với các quốc gia thành viên và sự hỗ trợ của hội đồng tư vấn và kĩ thuật và các tổ chức chuyên môn.
2. Quá trình hoàn thiện quy trình chứng nhận hữu cơ Châu Âu
Thông qua nhóm điều chỉnh liên ngành dịch vụThông qua tham khảo các bên có liên quan và ý kiến chuyên gia.
3. Nội dung chính trong quy trình chứng nhận hữu cơ Châu Âu
Khung pháp lý: các hoạt động của liên minh Châu Âu EU về hữu cơ và khung pháp lý cho các sản phẩm hữu cơ.
Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng: quy định về nông phẩm nguồn gốc từ cây trồng ở liên minh Châu Âu EU.
Dữ liệu về hạt giống: Nguồn thông tin chính thức về dữ liệu nhà cung cấp các hạt giống hữu cơ và các tài liệu tuyên truyền.
Động vật: thịt hữu cơ và các sản phẩm hữu cơ chiết xuất từ sữa, tìm hiểu các quy định về sản xuất các sản phẩm từ động vật tại liên minh Châu Âu EU.
Các sản phẩm đã qua chế biến
Rong biển và thuỷ sản
Rượu hữu cơ: Xu hướng trồng nho hữu cơ cho sản xuất rượu
4. Quy định về thương mại của chứng nhận hữu cơ Châu Âu Organic EU
Các quy định về trao đổi thương mại nông sản hữu cơ
Tìm hiểu các tổ chức kiểm soát có liên quan
Tìm hiểu các đối tác thương mại của EU
5. Chương trình hành động cho định hướng sản xuất hữu cơ để đạt chứng nhận hữu cơ Châu Âu tại EU
Chương trình đề ra 18 định hướng phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thị trường thực phẩm hữu cơ thông qua tăng cường tính hiệu quả, minh bạch và niềm tin người tiêu dùng.
6. Các dữ liệu và thống kê:
Tìm hiểu báo cáo về nông nghiệp hữu cơ tại EU năm 2013 về sự phát triển của ngành này tại EU.
Các số liệu mới nhất ở các nước trong EU
Tư vấn của chuyên gia
Tìm hiểu hoạt động của các nhóm chuyên gia để nhận được tư vấn về kỹ thuật cho sản xuất hữu cơ
Đọc các khuyến nghị đặc biệt của nhóm chuyên gia
Tìm các tài liệu cần thiết cho các cuộc họp, báo cáo tổng hợp, kêu gọi tham gia…
Tài liệu cho trẻ em
Các cơ quan chứng nhận hữu cơ Châu Âu cho Việt Nam
Dưới đây là 13 tổ chức chứng nhận hữu cơ Châu Âu chuẩn EU cho Việt Namvới các nhóm sản phẩm được quy định
1. Agreco R.F. Göderz GmbH: Sản phẩm nhóm A, D
2. Bio.inspecta AG: Sản phẩm nhóm A, D
3. Bioagricert S.r.l.: Sản phẩm nhóm A, D
4. CERES Certification of Environmental Standards GmbH: Sản phẩm nhóm A, B, D
5. Control Union Certifications: Sản phẩm nhóm A, B, C, D, E
6. Ecocert SA: Sản phẩm nhóm A, B, D
7. IMO Control Private Limited: Sản phẩm nhóm A, D
8. IMOswiss AG: Sản phẩm nhóm A, C, D
9. Istituto Certificazione Etica e Ambientale: Sản phẩm nhóm D
10. Soil Association Certification Limited: Sản phẩm nhóm A, D
11. Organic Agriculture Certification Thailand: Sản phẩm nhóm A, D
12. OneCert International PVT Ltd: Sản phẩm nhóm A, D
13. Kiwa BCS Öko-Garantie GmbH: Sản phẩm nhóm A, B, C, D
Trong đó, nhóm sản phẩm quy định như ở dưới:
A: các sản phẩm từ thực vật chưa qua chế biến
B: động vật sống hoặc sản phẩm từ động vật chưa qua chế biến
C: thuỷ sản và rong biển
D: thuỷ sản đã qua chế biến dùng làm thực phẩm
E: thuỷ sản đã qua chế biến dùng làm thức ăn chăn nuôi
F: sinh dưỡng chất và hạt giống
Liên hệ tư vấn xây dựng mô hình: Trung Tâm Nghiên Cứu và Dịch Vụ Nông Nghiệp – CFARAS – HUAF. ĐT: 0912121362.