Làm thế nào để đạt được chứng nhận Hữu cơ Quốc tế tại Việt Nam

305

Chứng nhận hữu cơ Việt Nam là hệ thống hướng dẫn và giám sát quá trình sản xuất theo quy trình hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Chứng nhận hữu cơ được xem là một tiêu chuẩn góp phần đảm bảo tính giá trị cho các sản phẩm hữu cơ.

Hiện nay, thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Vậy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo hướng nông nghiệp hữu cơ cần làm gì để đạt được chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam?

Zalo
Chứng nhận hữu cơ Organic

Các tiêu chí chung cần tuân thủ khi chứng nhận hữu cơ Việt Nam

Trong canh tác hữu cơ hiện nay, 3 tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ phổ biến rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam là:

1. Chứng nhận hữu cơ USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ;

2. Chứng nhận hữu cơ EU Organic Farming của Liên minh Châu Âu;

3. Chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật

4. Chứng nhận hữu cơ ACT của Thái.

Zalo
USDA
Zalo
EU
Zalo
JAS

ACT

Các tiêu chuẩn trên giống nhau gần như 95% về bộ tiêu chí kiểm định quy trình và độ khó. Vì tính nghiêm ngặt cao của các chứng nhận này nên nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đã dựa theo 3 bộ tiêu chuẩn này mà xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu của quốc gia mình.

Theo định nghĩa của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ: “Tiêu chuẩn hữu cơ – Organic” là từ được ghi trên nhãn những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được chấp thuận. Các tiêu chuẩn hữu cơ này phải đạt những yêu cầu cụ thể được kiểm định bởi một đơn vị trung gian được chỉ định bởi Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ trước khi sản phẩm có thể dán nhãn USDA Organic (đạt chuẩn hữu cơ Hoa Kỳ).

Zalo
Tiêu chuẩn hữu cơ – Organic

Bộ tiêu chuẩn cũng quy định rõ chất liệu của các loại nông cụ được cho phép trong sản xuất hữu cơ. Nhìn chung, sản xuất hữu cơ phải thể hiện rằng nó đang bảo vệ hệ sinh thái; tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học; và chỉ sử dụng các chất hữu cơ đã được phê duyệt.

Nguyên tắc chung của sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Là phải có đầu vào sạch gồm đất, nước, không khí, các loại con/cây giống phải thuần; không được sử dụng giống biến đổi gen (GMO); các chất sử dụng trong sản xuất phải hoàn toàn hữu cơ và được cho phép; phân bón và thuốc trừ sâu phải là chế phẩm sinh học hữu cơ; cuối cùng là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Các loại hóa chất độc hại đều bị cấm trong canh tác hữu cơ.

Hàm lượng các loại độc tố và kim loại nặng trong đất, nước phải ở mức cực nhỏ từ vài đơn vị đến dưới 100 ppm (mật độ) tùy loại theo danh mục quy định. Với những tỉ lệ nhỏ như vậy, hàm lượng các loại chất độc này gần như không đáng kể trong sản xuất hữu cơ.

Các quy tắc và những quy định về sản xuất, xử lý; ghi nhãn, quản lý các sản phẩm theo chứng nhận hữu cơ của USDA. Vì vậy, đối với những ai muốn đạt chứng nhận hữu cơ thành công cần đặc biệt chú ý đến những điều này. Theo đó, những nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ này rất quan trọng, cần thiết và có ảnh hưởng nhiều đối với các nhà nông khi làm chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam.

Quy trình chứng nhận hữu cơ Việt Nam

Ở Việt Nam, hiện tại đã có tổ chức Control Union – trụ sở chính tại Hà Lan; Tổ chức BioAgriCert – trụ sở chính tại Ý; và Tổ chức EcoCert S.A. có trụ sở chính tại Pháp. ACT trụ sở tại Thái Lan đã được bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cho phép, chỉ định là đơn vị trung gian được kiểm định và cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam theo tiêu chuẩnUSDA, EU…

Dựa theo thủ tục đăng kí của USDA, để được chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam cần nhiều quy trình:

1. Đăng ký chứng nhận

Đầu tiên, nhà sản xuất để đăng ký chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam; nhà sản xuất phải tải về bộ tiêu chuẩn hữu cơ từ các cơ sở dữ liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho đến từng nhóm sản phẩm như rau củ quả, hoa, gia súc gia cầm…

2. Chọn đơn vị tư vấn

Sau đó, chọn đơn vị trung gian được cấp phép bởi Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ để được tư vấn; đăng ký kiểm định chất lượng nông trại và nông sản để được cấp chứng nhận hữu cơ Việt Nam. Thời hạn thường là một năm, hết hạn bạn phải xin kiểm định lại.

3. Gửi mẫu kiểm nghiệm

Sau khi đã tìm hiểu kĩ và hoàn thành những bước trên, tiếp theo là tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước ngẫu nhiên trong nông trại (số lượng mẫu phải theo quy định và bao quát toàn nông trại) dưới sự giám sát của đơn vị trung gian và gửi sang các Trung tâm kiểm nghiệm có đầy đủ kỹ thuật, máy móc để kết luận thêm về nồng độ các chất độc hại (bao gồm cả kim loại nặng) và các tỉ lệ chất dinh dưỡng trong đất có đạt yêu cầu để được sản xuất hữu cơ hay không.

Zalo
Ghi nhãn sản phẩm Organic

4. Kiểm nghiệm nông sản sau khi thu hoạch

Sau khi thu hoạch, phải lấy mẫu nông sản để gửi sang kiểm định các thành phần độc tố; và các thành phần dinh dưỡng xem có đạt đúng tiêu chuẩn hay không. Như vậy, có thể thấy rằng, khi làm chứng nhận này bạn cũng cần tuân thủ đúng tiêu chí quan trọng của các tiêu chuẩn của thế giới.

5. Khắc phục

Khắc phục những điểm chưa đạt yêu cầu theo tư vấn của đơn vị trung gian; phải báo cáo sau khi hoàn thành để đơn vị này có thể tới nghiệm thu; tiến hành lấy các mẫu xét nghiệm lại yếu tố chưa đạt. Điều này cho thấy thêm rằng, chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam luôn nghiêm ngặt các tiêu chuẩn.

6. Cấp chứng nhận hữu cơ Việt Nam

Khi nhà sản xuất đáp ứng toàn bộ những yêu cầu của bộ quy chuẩn chứng nhận hữu cơ thì sẽ được đơn vị trung gian cấp chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn USDA cho nông sản đã đăng ký, có thời hạn một năm. Khi đó, nhà sản xuất mới có thể sử dụng logo chứng nhận hữu cơ USDA trên nhãn sản phẩm. Và phải ghi rõ số chứng nhận do đơn vị trung gian cấp; ngoài ra, còn phải ghi rõ thời gian hiệu lực của chứng nhận này.

Chất lượng Việt là một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam.

Bạn cần thêm thông tin tư vấn về xây dựng các mô hình hữu cơ, quy trình cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam hãy liên hệ Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ Nông nghiệp – CFARAS – HUAF. ĐT: 0912121362.