CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
GIAI ĐOẠN 2013-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020
I. Những thành tựu nổi bật trong hoạt động khoa học và công nghệ
– Chọn tạo được một số giống cây trồng như ngô, lúa, lạc.
– Chẩn đoán và quản lý các bệnh hại chính trên các cây trồng ở miền Trung và Tây Nguyên.
– Xác định các đặc tính quần thể rầy nâu ở miền Trung và chọn lọc các giống lúa kháng rầy nâu.
– Nghiên cứu về vai trò của ong ký sinh trong quản lý dịch hại tổng hợp rau và dừa.
– Nghiên cứu về sử dụng vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ các bệnh hại lạc và hồ tiêu.
– Nghiên cứu về phân vi sinh nốt sần bón cho lạc.
– Khảo sát và phân tích tính chất lý, hóa học đất cho các tỉnh miền Trung, làm cơ sở dữ liệu cho xây dựng bản đồ nông hóa.
– Xây dựng được các qui trình phân bón hợp lý cho một số cây trồng chính như lúa, lạc, rau, dưa hấu lấy hạt tại một số tỉnh Miền Trung từ Quảng Bình đến Phú Yên.
– Nghiên cứu và chuyển giao các qui trình sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng VietGap các cây trồng chính.
– Chuyển giao qui trình nhân giống invitro và kỹ thuật trồng hoa chuông cho Viện Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ. Nhân giống và chuyển giao kỹ thuật trồng chuối già lùn nuôi cấy mô cho Trạm Khuyến nông huyện Nam Đông.
– Các kết quả ban đầu về nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp đô thị.
– Các kết quả nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ.
– Một số kết quả về nghiên cứu giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất cây trồng.
Trong thời gian từ năm 2006 đến 2012 Khoa Nông học đã thực hiện được 2 đề tài cấp nhà nước, 2 đề tài cấp bộ trọng điểm, 21 đề tài cấp Bộ, 2 đề tài Nafosted, trên hàng chục đề tài cấp cơ sở, trong đó đa số được nghiệm thu đánh giá đạt loại khá và tốt. Tổng kinh phí trên 12 tỉ đồng.Kinh phí dành cho hoạt động NCKH cấp từ ngân sách nhà nước mỗi hàng năm chưa đến 100 triệu đồng, tuy nhiên nhờ nổ lực của cán bộ giáo viên trong khoa tổng kinh phí cho hoạt động NCKH đã lên đến trên 1,5 tỉ đồng, NCKH của Khoa Nông học đã có những kết quả sau đây:
a) Góp phần xây dựng nguồn nhân lực khoa học: đội ngũ các nhà khoa học ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ chỗ chỉ tham gia thực hiện các đề tài nhánh, đến nay các nhà khoa học của khoa Nông học đã chủ trì thực hiện nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ trọng điểm, đề tài quĩ Nafotex, hợp tác với các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước.
b) Tăng cường cơ sở vật chất, tăng cường năng lực nghiên cứu thông qua chính sách đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm.
c) Góp phần phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
d) Góp phần phục vụ cho công tác đào tạo đại học và sau đại học
Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ khoa Nông học từ 2006-12
Đề tài/dự án | Số lượng |
Độc lập cấp nhà nước | 2 |
Cấp bộ trọng điểm +Nafosted | 3 |
Cấp bộ | 21 |
Cấp Đại học Huế | 4 |
Cấp tỉnh | 10 |
Dự án sản xuất cấp nhà nước | |
Dự án sản xuất cấp bộ | |
Dự án nước ngoài | 4 |
Cấp trường | 30 |
Khác (đề tài độc lập, hợp tác, NGO…) | 10 |
– Về công bố khoa học, Khoa nông học đã công bố trên 40 bài báo trên các tạp chí quốc tế và 100 bài báo trên các tạp chí quốc gia.
II. Kế hoạch chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
1. Những căn cứ để xây dựng định hướng
Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm Huế được thành lập từ năm 1967. Hiện tại Khoa có 52 CBCNV, bao gồm 43 giảng viên (trong đó có 7 PGS-TS, 8 TS), 7 nghiên cứu viên. Khoa Nông học được giao nhiệm vụ đào tạo 5 chuyên ngành: Khoa học cây trồng, Công nghệ chọn tạo và sản xuất giống cây trồng, Nông học, Bảo vệ thực vật, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan; đào tạo cao học ngành Khoa học cây trồng và Bảo vệ thực vật và đào tạo tiến sĩ ngành Khoa học cây trồng.
Trong thời gianqua, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Khoa Nông họcđược đầu tư bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Hiện tại các phòng thí nghiệm Khoa Nông học có thể đáp ứng nhu cầu nghiên cứu cơ bản của cán bộ giáo viên. Tuy nhiên Khoa Nông học còn thiếu phòng thí nghiệm chuyên sâu, hầu hết các phòng thí nghiệm trang thiết bị còn thiếu, lạc hậu, xuống cấp, chưa đồng bộ để có thể đáp ứng các nghiên cứu chuyên sâu.
2. Mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ
a. Mục tiêu tổng quát (ngắn hạn 2012-2015 và dài hạn đến 2020)
– Nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết các vấn đề nông nghiệp bền vững và biến đổi khí hậu ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất và đào tạo các địa phương.
– Đẩy mạnh NCKH cơ bản và ứng dụng có trọng tâm để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học của Khoa.
– Tăng cường công bố khoa học trong nước và quốc tế về số lượng và chất lượng.
– Đến năm 2020 có các cán bộ đầu ngành cho các nghiên cứu trọng điểm.
– Mở rộng mối quan hệ hợp tác thông qua đầu mối là các giáo viên được đào tạo ở nước ngoài, các đề án hợp tác nghiên cứu.
b. Mục tiêu cụ thể (trong đó nêu những chi tiết cụ thể trong từng giai đoạn)
– Chọn tạo các giống cây trồng năng suất và chất lượng cao, kháng sâu bệnh hại và chịu được điều kiện bất lợi
– Quản lý hiệu quả sâu bệnh hại cây trồng ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
– Phát triển các sản phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
– Phát triển nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện sản xuất miền Trung và Tây Nguyên.
– Phát triển các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp giảm thiểu và thích ứng với sự biến đổi khí hậu.
– Xây dựng và chuyển giao các qui trình kỹ thuật sản xuất cây trồng tiên tiến, hiệu quả cao và bền vững.
– Phấn đấu đến năm 2020 đội ngũ cán bộ khoa học của Khoa Nông học có từ 20 -25 tiến sĩ ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
– Hàng năm công bố 3-5 bài báo trên các tạp chí quốc tế và 30-40 bài báo trên các tạp chí quốc gia
3. Định hướng nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ
a. Đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động KH&CN
Tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian, con người và trang thiết bị cho cán bộ giáo viên thực hiện các đề tài khoa học.
b. Những hướng nghiên cứu cần được ưu tiên phát triển (nêu rõ các hướng ưu tiên cụ thể trong các lĩnh vực có thế mạnh của đơn vị)
– Nghiên cứu về giống cây trồng năng suất và chất lượng cao, kháng sâu bệnh hại, chịu được các điều kiện bất lợi.
– Nghiên cứu đa dang di truyền và bảo tồn nguồn gen thực vật và vi sinh vật.
– Nghiên cứu về nấm bệnh hại cây trồng có nguồn gốc từ đất, bệnh hại hạt giống, nông sản sau thu hoạch, bệnh hại côn trùng.
– Nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học và sinh thái của các loài sâu hại cây trồng và thiên địch của chúng, nhân nuôi và sử dụng ký sinh và bắt mồi phòng trừ sâu hại cây trồng.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đối với sinh vật có ích. Ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường.
– Nghiên cứu phát triển các chế phẩm sinh học và thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
– Nghiên cứu phát triển các loại phân sinh học, phân bón vi lượng cho cây trồng.
– Nghiên cứu chất và lượng độ phì nhiêu của các loại đất chính để xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng các loại đất trên một đơn vị diện tích theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
– Nghiên cứu gen kháng sâu bệnh và chống chịu điều kiện bất lợi của cây trồng.
– Nghiên cứucác biện pháp kỹ thuật sản xuất cây trồng nhằm giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và thích nghi với biến đổi khí hậu.
– Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao (nuôi cấy mô, trồng cây không đất …) phù hợp với điều kiện sản xuất miền Trung và Tây Nguyên.
– Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cây trồng theo hướng VietGAP.
– Nghiên cứu về động vật hại nông nghiệp, cỏ dại hại cây trồng, sự biến động của quần thể cỏ dại dưới tác động của thuốc trừ cỏ.
– Chuyển giao công nghệ về chẩn đoán bệnh hại cây trồng, kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu bệnh cây, các tác nhân phòng trừ sinh học, ong ký sinh, qui trình IPM và ICM các loại cây trồng.
– Mỗi năm toàn khoa thực hiện 15 – 20 đề tài nghiên cứukhoa học và dự án chuyển án chuyển giao công nghệ các cấp nhằm phát huy năng lực các cán bộ và cải thiện cơ sở vật chất nghiên cứu của khoa
c. Tăng cường năng lực nghiên cứu
– Về xây dựng đội ngũ khoa học: Để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học khoa luôn luôn quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ, qui mô phát triển đội ngũ các bộ đến 2015 là 10 PGS-TS, 15 tiến sĩ, đến năm 2020 đội ngũ khoa học của khoa là 2 GS-TS, 12 PGS-TS, 10 tiến sĩ.
– Phát triển các tổ chức KH&CN: Thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh về các lĩnh vực trọng tâm như chọn tạo giống, công nghệ sinh học, Bảo vệ thực vật, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và biến đổi khí hậu để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của khoa.
– Hoạt động tư vấn, dịch vụ KH&CN: khoa sẽ triển khai các hoạt động dịch vu tư vấn và chuyển giao khoa học về BVTV, nông nghiệp an toàn, nông nghiệp công nghệ cao cho các địa phương ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
– Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu: khoa cần được đầu tư 1 phòng thí nghiệm về thuốc BVTV và cỏ dại, nâng cấp trang thiết bị phòng nghiên cứu bệnh cây và phòng nghiên cứu về côn trùng, sinh lý sinh hóa thực vật. Hoàn chỉnh và vận hành trang thiết thiết bị phòng công nghệ sinh học đạt hiệu quả cao.
4. Các giải pháp chủ yếu
– Về chủ trương chính sách: Ưu tiên các đề tài có cam kết có sản phẩm và phù hợp với trong định hướng khoa học công nghệ của Khoa. Các chủ trì đề tài được ưu tiên lựa chọn cán bộ thực hiện để có thể phát huy hiệu quả cán bộ và hoàn thành tốt đề tài.
– Về công tác quản lý: tạo mọi điều kiện về thời gian, nhân lực, phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất để thực hiện đề tài thuận lợi và hiệu quả.
– Về cơ chế hoạt động KH&CN: Đề nghị cấp trên có cơ chế khen thưởng đối với cán bộ tìm kiếm được nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Khuyến khích cá nhân và tập thể đề xuất ý tưởng, đấu thầu đề tài/dự án và làm chủ trì.
– Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN: tăng cường hợp tác nghiên cứu với các trường đại học và viện nghiên cưu trong và ngoài nước.
– Về cơ chế sử dụng và đổi mới quản lý tài chính: đề nghị cấp trên có cơ chế chính sách thông thoáng trong quản lý tài chính, miễn giảm các khoản đóng góp cho các đề tài có nguồn kinh phí thấp.