Khung chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Khoa học cây trồng

Khung chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Khoa học cây trồng

Thông tin ở link kèm theo:

http://daotao.huaf.edu.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tien-si-22/6-Nganh-Khoa-hoc-cay-trong-267

Ngành Khoa học cây trồng

Quyết định số 3372/GD-ĐT ngày 23 tháng 10 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ngành: Khoa học cây trồng (Crop science)
Mã số: 9620110

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo tiến sĩ chuyên ngành khoa học cây trồng nhằm đào tạo các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và nhà tư vấn có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực khoa học cây trồng, có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; có kỹ năng phát hiện các vấn đề mới trong lĩnh vực khoa học cây trồng; có khả năng xây dựng các chương trình nghiên cứu; có khả năng thuyết trình và giảng dạy trong các trường đại học, các viện nghiên cứu; có kiến thức chuyên sâu để hoạt động với vai trò là các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học cây trồng nói riêng và khoa học nông nghiệp nói chung. Các tiến sĩ khoa học cây trồng được đào tạo sẽ là các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động chính sách, các giảng viên, các nhà chuyên gia hoạt động trong phạm vi quốc gia, quốc tế nhằm sáng tạo ra các tri thức mới và ứng dụng các tri thức mới cho sự phát triển của quốc gia, xã hội.

II. CHUẨN ĐẦU RA

Năng lực chuyên môn Chuẩn đầu ra
Kiến thức – Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực khoa học cây trồng;
– Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo liên quan đến nông nghiệp và khoa học cây trồng;
– Làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật;
– Phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành khoa học cây trồng;
– Có kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường;
– Có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh.
Kỹ năng – Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề;
– Sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực khoa học cây trồng nói riêng và nông nghiệp nói chung;
– Có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn;
– Có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô khu vực và quốc tế.
Thái độ – Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề;
– Có khả năng rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc;
– Đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến;
– Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế;
– Có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể;
– Có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn;
– Có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới.

III. DANH MỤC NGÀNH ĐÚNG, NGÀNH GẦN 

Ngành đúng Ngành gần Các môn bổ túc
kiến thức ngành gần
Số tín chỉ
1. Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan 1. Lâm nghiệp 1. Nguyên lý sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày 2
2. Khuyến nông 2. Nguyên lý sản xuất cây công nghiệp dài ngày 2
3. Sinh học ứng dụng 3. Nguyên lý sản xuất cây lương thực 2
4. Phương pháp luận giảng dạy sinh học 4. Quản lý mùa vụ tổng hợp 2

IV. DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN VÀ CHUYÊN ĐỀ

TT Học phần Số tín chỉ Giảng viên đảm nhận
Học phần bắt buộc (2 học phần = 4 tín chỉ)
1 Chọn giống cây trồng nâng cao 2 PGS.TS. Phan Thị Phương Nhi
2 Quản lý cây trồng tổng hợp 2 GS.TS. Trần Đăng Hòa
Học phần tự chọn (chọn 2 học phần = 4 tín chỉ)
1 Dinh dưỡng cây trồng nâng cao 2 PGS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa
2 Sức khỏe cây trồng và chất lượng nông sản 2 PGS.TS. Lê Như Cương
3 Quản lý dịch hại tổng hợp 2 GS.TS. Trần Đăng Hòa
PGS.TS. Lê Như Cương
4 Công nghệ sinh học trong trồng trọt 2 PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải
Chuyên đề tự chọn (chọn 3 chuyên đề = 6 tín chỉ)
1 Dinh dưỡng khoáng với sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng 2 PGS.TS. Nguyễn Đình Thi
2 Sử dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống cây trồng 2 PGS.TS. Phan Thị Phương Nhi
3 Cơ sở khoa học và các phương pháp chọn lọc giống cây trồng 2 TS. Trần Thị Thu Giang
4 Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cây trồng 2 PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải
5 Quản lý cỏ dại cây trồng tổng hợp: Nghiên cứu và ứng dụng 2 PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường
6 Ứng dụng các tác nhân sinh học trong phòng trừ sâu hại cây trồng 2 GS.TS. Trần Đăng Hòa
7 Cây lúa và vấn đề an ninh lương thực 2 TS. Trịnh Thị Sen
8 Cơ sở khoa học của thâm canh tăng năng suất cây trồng 2 TS. Nguyễn Hồ Lam
9 Cây công nghiệp ngắn ngày ở Việt Nam: tiềm năng và triển vọng 2 TS. Hoàng Kim Toản
10 Cây công nghiệp dài ngày ở Việt Nam: tiềm năng và triển vọng 2 PGS.TS. Nguyễn Minh Hiếu
11 Ứng dụng vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh hại cây trồng 2 PGS.TS. Trần Thị Thu Hà
12 Ứng dụng vi sinh vật có ích trong trồng trọt 2 PGS.TS. Lê Như Cương
13 Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt 2 TS. Vũ Tuấn Minh
TS. Nguyễn Quang Cơ
14 Chống xói mòn và canh tác bền vững trên đất dốc 2 TS. Nguyễn Văn Đức
15 Sử dụng phân bón với năng suất, phẩm chất cây trồng và vấn đề môi trường 2 PGS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa
16 Nguồn gen thực vật trong chọn giống cây trồng 2 PGS.TS. Phan Thị Phương Nhi
17 Tiểu luận tổng quan 6 Người hướng dẫn
18 Luận án 70 Người hướng dẫn