BỘ MÔN HOA VIÊN CÂY CẢNH
I. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm thành lập 1997 tại Huế
* Từ năm 1997 đến 2000 với tên gọi Bộ môn Làm vườn – sinh vật cảnh (LV – SVC)
Trưởng Bộ môn: Thầy Nguyễn Minh Hiếu
* Từ năm 2001 đến 2005 với tên gọi Bộ môn mang tên Làm vườn – sinh vật cảnh (LV-SVC)
Trưởng Bộ môn: Cô Lê Thị Khánh
– Từ năm 2005 – 2009 với tên gọi Bộ môn đổi tên thành Khoa học Nghề vườn
Trưởng Bộ môn: Cô Lê Thị Khánh
– Từ năm 2009 đến nay với tên gọi là Bộ môn Hoa viên & cây cảnh
Trưởng Bộ môn: Thầy Đỗ Đình Thục
II. Đội ngũ các bộ giáo viên
Hiện nay bộ môn gồm có 7 giảng viên, 01 nghiên cứu viên và 01 công nhân.
TT | Họ tên | Chức vụ và học vị | Môn học đảm nhận |
1 | Đỗ Đình Thục | ThS.GVC.
Trưởng Bộ môn |
Hoa cây cảnh & Thiết kế cảnh quan
Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh Kỹ thuật hoa viên |
2 | Lê Thị Khánh | PGS. TS.
Giảng viên |
Kỹ thuật trồng rau
Kỹ thuật sau thu hoạch rau, hoa, quả |
3 | Vũ Tuấn Minh | TS. Giảng viên | Nhập môn công nghệ rau hoa quả;
Kỹ thuật trồng cây có mái che; Dựơc liệu. Kỹ thuật sau thu hoạch rau hoa quả. |
4 | Trần Đăng Khoa | NCS. Giảng viên | Cây ăn quả.
Kỹ thuật trồng cây ăn quả. |
4 | Nguyễn Văn Quy | ThS. Giảng viên | Canh tác học.
Kỹ thuật trồng cây không đất. Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. |
5 | Nguyễn Quang Cơ | TS. Giảng viên | Làm vườnđại cương.
Kỹ thuật nhân giống rau hoa quả & quản lý vườn ươm. Kỹ thuật trồng cây ăn quả Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. |
6 | Hoàng Thị Hải Lý | NCS. Giảng viên | Kỹ thuật trồng rau
Kỹ thuật sau thu hoạch rau, hoa, quả. |
7 | Hồ Công Hưng | ThS. Nghiên cứu viên | Thực tập các môn học của Công nghệ rau, hoa, quả & cảnh quan. |
III. Các môn học đảm nhận
* Đại học: Bộ môn đảm nhận giảng dạy các môn học thuộc ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan và các ngành khác thuộc Khoa Nông học (ngành Khoa học cây trồng; Bảo vệ thực vật; Nông học), Khoa Khuyến nông & Phát triển nông thôn của Đại học Nông Lâm Huế.
– Hoa cây cảnh & Thiết kế cảnh quan;
– Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh
– Kỹ thuật hoa viên
– Cây ăn quả
– Kỹ thuật trồng cây ăn quả
– Kỹ thuật trồng rau
– Kỹ thuật sau thu hoạch rau hoa quả
– Kỹ thuật nhân giống rau hoa quả và quản lý vườn ươm
– Nhập môn công nghệ rau hoa quả
– Làm vườnđại cương
– Nguyên lý thiết kế cảnh quan
– Tiếp cận nghề công nghệ rau, hoa, quả và cảnh quan
– Thao tác nghề công nghệ rau, hoa, quả và cảnh quan
– Thực tập nghề công nghệ rau, hoa, quả và cảnh quan
* Sau đại học:Bộ môn đảm nhận giảng dạy các môn học thuộcchuyên ngành Khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật,
– Rau hoa quả
– Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt
IV. Hướng nghiên cứu và hợp tác
Những lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học kỹ thuật của bộ môn tập trung vào các vấn đề về:
– Nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm và phục tráng giống rau, hoa, quả
– Nghiên cứu các kỹ thuật canh tác tiên tiến và hiện đại trong lĩnh vực sản xuất rau, hoa, quả.
– Nghiên cứu những tác động của môi trường và biến đổi khí hậu lên các hoạt động sản xuất nông nghiệp và rau, hoa, quả.
– Nghiên cứu cách thức sản xuất rau, hoa, quả theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để trồng rau thích ứng với biến đổi khí hậu
– Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để xây dựng và phát triển kỹ thuật trồng hoa cảnh chậu.
– Nghiên cứu các phương pháp nhân giống cây trồng phục vụ sản xuất.
V. Thành tích nổi bật
Các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: 3 đề tài cấp bộ về rau; hoa và nhiều đề tài cấp trường.
Đặc biệt từ năm 2005 đến này, Bộ môn đã đi đầu trong việc nghiên cứu kỹ thuật sản xuất rau sạch, áp dụng công nghệ cao.
Ngoài ra, bộ môn đã tăng cường liên kết, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học công nghệ với các Viện, các Trường Đại học, các Cơ quan trong và ngoài nước (Viện rau quả Hà Nội, Viên KHNN miền Nam – TP Hồ Chí Minh, Viện cây lương thực – thực phẩm Hải Dương).
Bộ môn đã tham gia dự án sản xuất vùng sông Mê Kông pha III, pha IV 2000 – 2007 do Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á tài trợ (AVRDC – Thái Lan), đề tài liên kết nghiên cứu rau sạch và bảo quản rau sau thu hoạch tại Trường Đại học Nông lâm Huế (2001 – 2002 và 2006 – 2007) do AUSAID tài trợ.
Nhờ hợp tác, liên kết các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, Bộ môn đã có 80% giáo viên cùng với nhiều lượt giáo viên trẻ trong Khoa Nông học đã được đi tu nghiệp ở nước ngoài (1 – 5 tháng) để nâng cao trình độ kiến thức, ngoại ngữ, học hỏi những kinh nghiệm quý báu ở các nước phát triển trong và ngoài khu vực châu Á, Thái Bình D ương.
Bộ môn đã tham gia tổ chức 15 hội thảo về nghiên cứu và phát triển rau trên địa bàn Thừa Thiên Huế, một số tỉnh miền Trung và Đại học Nông lâm Huế.
Bộ môn đã tích cực liên kết với các Trường, Trung tâm dạy nghề trong tỉnh Thừa Thiên Huế đào tạo nghề cho nông dân trong lĩnh vực sản xuất rau, quả hoa và cây cảnh.