THÔNG TIN BỘ MÔN NÔNG HOÁ THỔ NHƯỠNG

447

BỘ MÔN NÔNG HÓA THỔ NHƯỠNG

1. Thông tin chung về bộ môn 

Hiện nay bộ môn gồm có 6 giáo viên (trong đó có 1 giáo viên kiêm nhiệm, 1 giáo viên kiêm nhiệm nghiên cứu viên).

TT Họ tên Chức vụ và học vị Môn học đảm nhận
1 Hoàng Thị Thái Hòa PGS. TS, Giảng viên chính, Trưởng Bộ môn, Giám đốc Trung tâm NCMT và CTNN Phân bón; Giá thể và dinh dưỡng cây trồng; Đất và phân bón
2 Nguyễn Minh Hiếu PGS. TS, Giảng viên chính Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng; Phương pháp nghiên cứu khoa học
3 Nguyễn Văn Đức  TS, Phó trưởng phòng Khảo thí và ĐBCLGD Phương pháp tưới tiêu, Thổ nhưỡng đại cương
4 Lại Viết Thắng NCS, Giảng viên Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
5 Thái Thị Huyền NCS, Giảng viên kiêm nghiên cứu viên Vật lý đất, Hóa học đất; Phân bón, Thổ nhưỡng đại cương
6 Trần Thị Ánh Tuyết ThS, Giảng viên Canh tác học

2. Nghiên cứu khoa học của Bộ môn

2.1. Các hướng nghiên cứu của Bộ môn đã, đang thực hiện và định hướng trong thời gian tới

– Bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai, nhất là các loại đất có vấn đề.

– Nghiên cứu chất và lượng độ phì nhiêu của các loại đất chính.

– Nghiên cứu đất, phân bón và vi sinh vật thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng, các loại phân bón mới để nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón về kinh tế, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Nghiên cứu các biện pháp thủy nông cải tạo đất.

– Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao.

– Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất an toàn, nông nghiệp hữu cơ

– Nghiên cứu sản xuất các giá thề hữu cơ trồng và gieo ươm cây con;

– Thiết lập các quy trình sản xuất các loại phân bón, chế phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

2.2. Tên các đề tài dự án đã và đang thực hiện trong vòng 5 năm trở lại đây

STT Tên đề tài Năm bắt đầu/hoàn thành Phân loại đề tài
1 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến hàm lượng nitrat trong đất và trong rau ăn lá trên đất phù sa huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài cấp Bộ 2009 – 2011 Đề tài cấp Bộ
2 Quản lý dinh dưỡng và nước tổng hợp trên vùng đất trồng lúa không chủ động nước tưới tại vùng đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế, tài trợ bởi IFS, Thụy Điển 2009 – 2012 Hợp tác quốc tế
3 Nghiên cứu chu trình C hữu cơ trong phát triển hệ thống cây trồng bền vững trên vùng đất cát duyên hải Nam trung Bộ, tài trợ bởi ACIAR, Úc 2009 – 2013 Hợp tác quốc tế
4 Sản xuất lúa bền vững trên vùng đất mặn ven biển miền Trung, tài trợ bởi CUI, Bỉ. 2010 – 2013 Hợp tác quốc tế
5 Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để tăng cường hiệu quả cây dưa lấy hạt tại một số huyện của tỉnh TT Huế, tài trợ bởi ADB, Bộ NN và PTNT 2010 – 2012 Đề tài cấp Bộ
6 Nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng Quảng Trị (Hợp phần cải tạo đất), tài trợ bởi Phần Lan. 2009 – 2011 Hợp tác quốc tế
7 Nghiên cứu biện pháp sử dụng phân bón và nước tưới đến giảm thiểu phát thải khí nhà kính trên cây lúa và rau xà lách tại tỉnh Thừa Thiên Huế tài trợ bởi Nafosted, Bộ KHCN 2014 – 2017 Đề tài cấp Bộ
8 Quản lý tổng hợp nước, dinh dưỡng và đất trong phát triển bền vững hệ thống cây trồng trên vùng đất cát biển duyên hải Nam trung bộ, tài trợ bởi ACIAR, Úc 2014 – 2018 Hợp tác quốc tế
9 Nghiên cứu sử dụng rơm rạ, bèo tây và chế phẩm vi sinh vật để sản xuất phân hữu cơ tại thị xã Hương Trà tỉnh TT Huế, Đề tài cấp ĐH Huế. 2014 – 2015 Đề tài cấp Đại học Huế
10 Biện pháp quản lý nước tưới trong giảm thiểu khí nhà kinh tại châu Á tài trợ bới Nhật Bản 2014 – 2017 Hợp tác quốc tế
11 Nâng cao sản xuất lương thực trên vùng đất cát biển nghèo dinh dưỡng tại Miền Trung, Việt namtài trợ bởi CUD, Bỉ 2004 – 2009 Hợp tác quốc tế
12 Khảo nghiệm một số giống lúa năng suất và chất lượng cao tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình 2009 – 2011 Đề tài cấp tỉnh
13 Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân hữu cơ đến năng suất lạc tại tỉnh Thừa Thiên Huế 2014 Đề tài cấp trường
14 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng theo hướng SRI tại Quảng Bình 2014 – 2015 Đề tài cấp tỉnh
15 Nghiên cứu giải pháp phát triển cây cam tại vùng Bắc Trung bộ 2013 – 2014 Đề tài cấp bộ
16 Đa dạng và tác động đối kháng của vi khuẩn đối kháng trên cây lạc với nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh thối gốc mốc trắng 2014 – 2016 Đề tài cấp Bộ
17 Nghiên cứu khả năng cải thiện sự nảy mầm, mọc mầm của ớt,cà chua và cải xanh bởi vi khuẩn Bacillus có nguồn gốc bản địa. 2014 Đề tài cấp trường
18 Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân hữu cơ đến năng suất lạc tại tỉnh Thừa Thiên Huế 2014 Đề tài cấp trường
19 Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn phân giải lân vô cơ khó tan trên đất phù sa cổ ở tỉnh Thừa Thiên Huế 2014/2015 Cấp trường
20 Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân hữu cơ bón đến năng suất lạc tại tỉnh Thừa Thiên Huế 2013/2014 Cấp trường
21 Khảo nghiệm tính thích nghi và hiệu quả của một số loại rau trồng bằng phương pháp thủy canh tại vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế 2014 Cấp trường
22 Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn cây ớt và quản lý bệnh bằng biện pháp bón cây cải (Brassicaspp) vào đất tại một số tỉnh Miền trung Việt Nam 2013/2014 Hợp tác quốc tế
23 Xây dựng và chuyển giao mô hình phòng trừ bệnh hại tổng hợp trên cây Hồ tiêu tại một số huyện của tỉnh Gia Lai –  Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai 2012/2013 Đề tài cấp tỉnh
24 Xây dựng và chuyển giao mô hình canh tác sắn bền vững tại một số huyện của tỉnh Gia Lai – Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai 2012/2013 Đề tài cấp tỉnh
25 Xây dựng và chuyển giao mô hình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên cây Hồ tiêu tại một số huyện của tỉnh Gia Lai –  Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai 2011/2012 Đề tài cấp tỉnh
26 Nghiên cứu giống lúa chịu phèn và phân bón trên đất nhiễm phèn tỉnh TT Huế 2015 – 2016 Đề tài cấp trường
27 Nghiên cứu ảnh hưởng của than trấu sinh học đến hàm lượng Si trên đất cát biển 2015 – 2015 Hợp tác quốc tế

2.3. Các dịch vụ và tư vấn về khoa học

Hiện tại, bộ môn có phòng thí nghiệm Nông hóa thổ nhưỡng có bề dày về năng lực phân tích và phục vụ cho giảng dạy thực tập và nghiên cứu của bộ môn.

Các phòng thí nghiệm này được trang bị các phương tiện và máy móc hiện đại, đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ như sau:

– Nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu về lý học, hóa học đất, nước, phân bón và thực vật.

– Đào tạo:

+ Phục vụ giảng dạy thực tập các môn học như Thổ nhưỡng đại cương, hoá học đất, vật lý đất, phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng, phân bón, phân bón và cách bón phân, công cụ phân tích, phân loại đất và xây dựng bản đồ đất Việt Nam, địa chất học, suy thoái và phục hồi đất…

+ Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp chuyên ngành về Khoa học cây trồng, Khoa học đất, môi trường đất, quản lý đất đai và một số ngành khác liên quan cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

– Ngoài việc phục vụ nghiên cứu và đào tạo, phòng thí nghiệm còn thực hiện dịch vụ phân tích cho các đơn vị, cá nhân ngoài trường có nhu cầu phân tích mẫu đất, phân bón, nước và thực vật. Các chỉ tiêu mà bộ môn có thể phân tích được như ở bảng dưới:

STT Các chỉ tiêu phân tích
I MẪU ĐẤT
Chỉ tiêu vật lý
1 Thành phần cơ giới
2 Tỉ trọng
3 Độ xốp
4 Dung trọng, ẩm độ
Chỉ tiêu hoá học đất
5 pH nước
6 EC
7 pHKCl
8 CEC
9 Cation trao đổi: Ca, Mg, Na, K
10 N tổng số
11 NH4+
12 NO3-
13 P tổng số
14 Kali tổng số, dễ tiêu
15 P dễ tiêu
16 Chất hữu cơ
17 Al trao đổi, acid tổng
18 Fe tổng
II MẪU THỰC VẬT
19 Ca, Mg, Na, K, Fe
20 N, P, K
21 Sinh khối
III PHÂN HỮU CƠ VÀ PHÂN VÔ CƠ
22 Ẩm độ
23 pH
24 Lân tổng số
25 Lân dễ tiêu
26 Kali tổng số
27 Đạm tổng số
28 Đạm dễ tiêu
29 K, Ca, Mg, Na
30 Chất hữu cơ

– Tư vấn về chuyển giao các kỹ thuật trong sử dụng đất, phân bón cho sản xuất cây trồng, sản xuất phân bón hữu cơ, qui hoạch nông thôn mới,…

3. Đào tạo của Bộ môn

3.1. Các môn học đảm nhận

* Đại học:  Bộ môn đảm nhận giảng dạy các môn học thuộc Khoa Nông học (ngành Khoa học cây trồng; Bảo vệ thực vật; Nông học; Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan), Khoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp (ngành Khoa học đất; Quản lý đất đai).

–        Thổ nhưỡng đại cương

–        Phân bón

–         Phân bón và cách bón phân

–        Hóa học đất

–        Vật lý đất

–         Đất và phân bón

–        Phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng

–        Canh tác học

–        Phương pháp thí nghiệm

–        Giá thể và dinh dưỡng cây trồng

–         Phương pháp tưới tiêu

* Sau đại học:Bộ môn đảm nhận giảng dạy các môn học thuộcchuyên ngành Khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp bền vững và phát triển nông thôn.

– Quan hệ đất và cây trồng

– Dinh dưỡng cây trồng nâng cao

– Đánh giá môi trường

– Phương pháp thống kê sinh học ứng dụng

– Môi trường hệ thống tưới

3.2. Các khóa đào tạo ngắn hạn

Bộ môn tổ chức đào tạo các khóa ngắn hạn như sau:

– Phương pháp phân tích đất, cây và phân bón

– Phương pháp ủ phân hữu cơ từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp

– Phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi