Khoa học cây trồng là một trong những ngành học được đánh giá cao trong nhóm ngành Nông nghiệp. Đây là ngành học đã đóng góp và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển nền Nông nghiệp nước nhà. Cuộc cách mạng 4.0 đã góp phần thúc đẩy ngành Khoa học cây trồng ngày càng phát triển. Ngành khoa học cây trồng được định nghĩa là ngành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng như: ánh sáng, nhiệt độ, phân bón,… và kết hợp với các yếu tố gây bệnh cho cây như sâu bệnh, cỏ dại, …Ngoài ra học ngành này bạn sẽ học được cách nhân giống cây trồng khác nhau, các kỹ thuật canh tác cây trồng khác nhau và các kinh nghiệm, kỹ thuật trong quảng lý trang trại tổng hợp. Nhận thức về sức khỏe của người tiêu dùng tăng cao dẫn tới việc nhu cầu về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn ngày càng được chú trọng. Đây là những thành tố chính trong toàn bộ nội dung chương trình của ngành Khoa học cây trồng.
Hiện nay có tới hơn 90% sinh viên ngành Khoa học cây trồng có thể tìm ngay việc làm sau khi ra trường. Tính đến năm 2020 không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước sẽ cần tăng thêm khoảng 6% các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các kỹ sư ngành Khoa học cây trồng và xu hướng này có thể tăng mạnh trong những năm tiếp theo.
Dưới đây là tổng quan chung về đào tạo ngành Khoa học cây trồng.
Thời gian đào tạo: 4,5 năm (tổng cộng 158 tín chỉ)
Các tổ hợp xét tuyển: A00, B00, D08, B04
Chỉ tiêu tuyển sinh: 40 sinh viên (50% xét học bạ, 50% thi THPT).
Hình 1. Trang trại cà chua công nghệ cao tại Đan Mạch (Hình ảnh được cung cấp bởi sinh viên ngành Khoa học cây trồng thực tập tại Đan Mạch)
Hình 2. Sinh viên Thái Thị Mỹ Uyên – Tốt nghiệp Khoa học cây trồng đang làm việc tại Hà Lan