Áp dụng thành công mô hình Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) cho cây đậu nành

Trước tình hình bệnh khảm lá sắn gây hại nghiêm trọng trên các vùng trồng sắn tại Hương Trà và Phong Điền, nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng là rất lớn.

Được sự đồng ý của UBND thị xã Hương Trà, Phòng Kinh tế thị xã Hương Trà đã giao cho Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện dự án KHCN cấp thị xã “Xây dựng mô hình Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) cho cây đậu nành Đ9 ở vùng chuyển đổi cây sắn tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, mã số 01/2020/HĐ-KHCN”, do ThS. Lê Khắc Phúc làm chủ nhiệm.

Sau thời gian thực hiện, đến nay mô hình đã thành công tốt đẹp, năng suất tại vùng đất cát chuyển đổi từ cây sắn đạt 1,1 tạ/sào (500m2). Vùng đất thịt pha cát đạt năng suất 1,3 tạ/sào (500m2), trong điều kiện vụ Hè.

Hiện nay tại thị xã Hương Trà đang tiếp tục nhân rộng mô hình trong vụ Hè Thu.

Bên cạnh đó, tại Phong Điền cũng đã triển khai diện tích 10ha trong vụ Hè Thu để chuyển đổi vùng sắn kém hiệu quả và vùng đất không chủ động nước.

Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện.

Anh Lê Thành Phước (Phó Trưởng phòng Kinh tế) phát biểu chúc mừng tại Hội nghị đầu bờ.

Anh Lê Hoài Nam, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Hương Trà phát biểu chúc mừng tại Hội nghị đầu bờ

Anh Võ Văn Quốc Bảo (Phó Trưởng Phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế và Thông tin thư viện) phát biểu chúc mừng mô hình.

Anh Lê Thanh Trà (Quảng Ngãi) phát biểu chúc mừng và mong muốn áp dụng mô hình tại Quảng Ngãi, khu vực với 3.000 ha sắn bị khảm lá.

Đánh giá hạt lúc phơi

Chủ nhiệm dự án thăm mô hình vùng đất cát pha thịt, không tưới nước.

Mô hình trên đất cát trồng sắn không tưới nước, vụ Hè đang chín và chuẩn bị thu hoạch.

Đặc điểm giống này là quả từ gốc lên đỉnh ngọn.

Anh Võ Văn Quốc Bảo đánh giá số quả chắc sau khi phơi.

Trung bình một cây đạt 86,5 quả.

Nhóm NCKH Sinh viên KHCT52 tham gia thực hiện và theo dõi mô hình.

Hiện nay, người dân đang nhân rộng mô hình

Mô hình tại Phong Điền vụ Hè Thu.