BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT, NHIỆM KÌ 2020-2025

255

  1. Bộ môn bảo vệ thực vật qua các thời kì

Bộ môn BVTV được thành lập ngay từ những ngày đầu thành lập khoa Trồng Trọt (nay là khoa Nông học) năm 1967 thuộc Trường Đại học Nông nghiêp II – Hà Bắc (nay là trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế). Bộ môn BVTV đã trải qua các giai đoạn phát triển với các thời kỳ khác nhau của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế:

1967 – 1983 (tại Việt Yên – Hà Bắc)

Trưởng BM: Cô Lê Thị Minh Thi

Phó BM: Thầy Nguyễn Thiềng

1984 – 1993 (tại thành phố Huế)

Trưởng BM: Cô Đinh Thị Quỳnh Tương

Phó BM: Cô Nguyễn Thị Nguyệt

1994 – 2008 (tại thành phố Huế)

Trưởng BM: Cô Nguyễn Thị Nguyệt

Phó BM: Thầy Lê Văn Hai

2008 – 2009 (tại thành phố Huế)

Quyền Trưởng BM: Thầy Lê Văn Hai

2010 – 2014 (tại thành phố Huế)

Trưởng BM: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường

Phó BM: TS. [Lê Đình Hường]

2015 – 5/2020 (tại thành phố Huế)

Trưởng BM: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường

Phó BM: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

2020 – nay  (tại thành phố Huế)

Trưởng BM: TS. Trần Thị Hoàng Đông

  1. Cơ cấu tổ chức hiện tại

Hiện tại biên chế bộ môn gồm 01 Giáo sư, 3 Phó giáo sư, 3 Tiến sĩ, 3 Thạc sĩ. Cụ thể như sau:

STT Họ và tên, Học hàm, Học vị Chức danh, chức vụ Thông tin liên hệ và Lý lịch khoa học
1 TS. Trần Thị Hoàng Đông GVC, TS; -Trưởng bộ môn,  PCT Công đoàn khoa T: 0983.905241

E: tranthihoangdong@huaf.edu.vn

tthdong@hueuni.edu.vn

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/scientist/detail/id/2668

2 GS.TS. Trần Đăng Hòa GS.TS, GVCC; Phó bí thư Đảng Ủy; Chủ tịch hội đồng trường; Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh T: 0906.530397

E: trandanghoa@huaf.edu.vn;

tdanghoa@hueuni.edu.vn

http://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/scientist/detail/id/855

3 PGS.TS. Lê Như Cương PGS.TS, GVCC; Trưởng khoa; Bí thư chi bộ; Đảng ủy viên; Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh T: 0914.242922

E:lecuong@huaf.edu.vn;     lncuong@hueuni.edu.vn

http://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/scientist/detail/id/843

4 PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường PGS.TS, GVCC T: 0384.389175

E: nvinhtruong@huaf.edu.vn

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/scientist/detail/id/867

5 PGS.TS. Trần Thị Thu Hà PGS.TS, GVCC T: 0905.975101

E: tranha@huaf.edu.vn

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/scientist/detail/id/938

6 TS. Nguyễn Thị Thu Thủy TS, GVC

 

T: 0948.829130

E: nguyenthithuthuy@huaf.edu.vn

nttthuy@hueuni.edu.vn

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/scientist/detail/id/937

7 TS. Trần Thị Xuân Phương TS, GVC T: 0914.313139

E: tranthixuanphuong@huaf.edu.vn

ttxphuong@hueuni.edu.vn

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/scientist/detail/id/943

8 ThS. Nguyễn Thị Giang ThS, GV T: 0349824031

E: nguyenthigiang@huaf.edu.vn

ntgiang@hueuni.edu.vn

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/scientist/detail/id/3499

9 ThS. Trương Thị Diệu Hạnh ThS, Nghiên cứu viên T: 0914.423595

E: truongthidieuhanh@huaf.edu.vn

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/scientist/detail/id/851

10 ThS. Nguyễn Thị Dung ThS, Chuyên viên; Trợ lý giáo vụ khoa T: 0914.058435

E: nguyenthidung@huaf.edu.vn

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/scientist/detail/id/2695

  1. 3. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu

Hiện tại bộ môn đang quản lý các cơ sở phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu sau đây:

(1) Phòng thực hành bảo vệ thực vật

Phòng thực hành bộ môn BVTV có tổng diện tích 50m2 chủ yếu phục vụ giảng dạy thực hành các học phần do bộ môn đảm nhận. Phòng thực hành BVTV được tài trợ bởi chính Phủ Đan Mạch, chính phủ Úc, Đại học Huế, Trường Đại học Nông Lâm và cựu sinh viên. Hiện nay, phòng thực hành BVTV được trang bị đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng tốt yêu cầu thực hành, thực tập các môn học về lĩnh vực BVTV của Bộ môn, Khoa và Nhà trường.

 (2) Phòng nghiên cứu côn trùng

Phòng nghiên cứu côn trùng có 02 phòng độc lập. Trong đó, 01 phòng có diện tích 20m2 do chính phủ Nhật Bản tài trợ và 01 phòng có diện tích 30m2 được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong phạm vi in-vitro về côn trùng.

 (3) Phòng nghiên cứu bệnh cây

Phòng nghiên cứu bệnh cây có 02 phòng độc lập. Trong đó, 01 phòng có diện tích 20m2 do chính phủ Úc tài trợ và 01 phòng nghiên cứu có diện tích 30m2 được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong phạm vi in-vitro về bệnh cây.

(4) Phòng nghiên cứu vi sinh vật

Phòng nghiên cứu vi sinh vật với diện tích 30m2 được trang bị các máy móc cơ bản phục vụ tốt cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong phạm vi in-vitro về vi sinh vật.

(5) Nhà lưới

Hiện tại bộ môn quản lý 03 nhà lưới, một nhà lưới có diện tích 70m2 để bảo tồn nguồn gen cây đầu dòng, một nhà lưới nghiên cứu côn trùng, một nhà lưới nghiên cứu bệnh cây, mỗi nhà lưới có diện tích 50m2, các nhà lưới này phục vụ cho duy trì cây kí chủ, giữ nguồn dịch hại và thực hiện các nghiên cứu lây nhiễm nhân tạo diện hẹp.

  1. Hoạt động đào tạo

(1) Các bậc đào tạo

– Đào tạo đại học: Bộ môn BVTV đảm nhiệm giảng dạy các học phần về Côn trùng, Bệnh cây, Quản lý dịch hại tổng hợp, Quản lý cây trồng tổng hợp, Cỏ dại, Thuốc bảo vệ thực vật, Động vật hại nông nghiệp, VietGAP, Dịch tễ học, Vi sinh vật. Hiện tại, bộ môn BVTV tham gia đào tạo các ngành học thuộc khoa Nông học gồm Bảo vệ thực vật, Khoa học cây trồng, Nông học, Nông nghiệp công nghệ cao, Sinh học Ứng dụng, Khoa học đất; Công nghệ chọn tạo và sản xuất giống cây trồng thuộc khoa Nông học và một số ngành ngoài thuộc khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp, Khoa Khuyến Nông.

– Đào tạo cao học: tham gia đào tạo các ngành Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật.

– Đào tạo tiến sỹ: tham gia đào tạo các ngành Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật.

(2) Các khóa đào tạo ngắn hạn

– Quản lý mối, mọt và động vật gây hại

– Đánh giá, cấp chứng nhận VietGAP

– Bảo vê thực vật

  1. Các hướng nghiên cứu khoa học chính và chuyển giao KHKT
  • Côn trùng: Sinh học, sinh thái của côn trùng; Giống cây trồng kháng sâu hại.
  • Bệnh hại: Giám định nguyên nhân gây bệnh cây trồng (nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, …); Phân loại bệnh hại thực vật, đa dạng di truyền các vi sinh vật gây bệnh thực vật; Sinh thái bệnh hại thực vật.
  • Thuốc bảo vệ thực vật: Hợp chất thiên nhiên trừ dịch hại, ứng dụng công nghệ nano trong bảo vệ thực vật, chế phẩm VSV đối kháng, chế phẩm nấm kí sinh trừ sâu hại, chế phẩm sinh học trong cải tạo đất, chế phẩm xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp.
  • Động vật hại cây trồng: Quản lý chuột hại theo sinh thái, sinh học và sinh thái ốc bươu vàng, nhện hại cây trồng.
  • Phòng trừ sinh học: côn trùng thiên địch, vi sinh vật đối kháng.
  • Nông nghiệp an toàn: Quy trình sản xuất cây trồng theo hướng VietGAP, Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); Quản lý cây trồng tồng hợp (ICM);
  • Biến đối khí hậu: Giảm thiểu khí phát thải trong sản xuất nông nghiệp), Giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu (giống chịu hạn, chịu mặn, chịu ngập úng…)
  • Lĩnh vực khác: Nông nghiệp hữu cơ; Sinh thái học phân tử; Đa dạng sinh học,

Các kết quả nghiên cứu của cán bộ, giáo viên trong bộ môn đã được chuyển giao ra sản xuất cụ thể như sau:

  • Quy trình sản xuất giống lúa xác nhận HT1 tại Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • Quy trình sản xuất giống lúa chất lượng cao HT1 tại Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • Quy trình sản xuất giống lúa xác nhận BT7 tại Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • Quy trình sản xuất giống lúa chất lượng cao BT7 tại Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • Quy trình sản xuất giống ớt theo tiêu chuẩn VietGAP tại Thừa Thiên Huế ,năm 2017
  • Kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối gốc rễ hồ tiêu ở trong đất cho tổ chức Donatechno, năm 2016.
  • Quy trình công nghệ sản xuất ong Tetrastichus brontispae trừ bọ cánh cứng hại dừa phù hợp với các tỉnh miền Trung, chuyển giao cho tỉnh Bình Định, năm 2017
  • Quy trình sản xuất giống lúa kháng rầy lưng tại Thừa Thiên Huế, năm 2014
  • Quy trình nhân nuôi và thả bọ đuôi kìm phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa tại Bình Định, năm 2013
  • Quy trình chế tạo chế phẩm sinh học với vi khuẩn Bacillus có khả năng hạn chế bệnh héo rũ và kích thích sinh trưởng lạc, chuyển giao sản phẩm cho Trung tâm ươm tạo và chuyển giao Công nghệ Đại học Huế, năm 2019
  • Quy trình phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng lạc bằng nano bạc, chuyển giao sản phẩm cho Viện Công nghệ Sinh học Đại học Huế, năm 2017
  • Quy trình kỹ thuật sản xuất giống lạc TK10 tại Thừa Thiên Huế, chuyển giao sản phẩm cho Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2015
  • Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học Pseudomonas phòng trừ bệnh chết nhanh hồ tiêu, Hợp tác với Công ty Bình Điền MeKong, năm 2015 – 2017.
  1. Một số thành tích đạt được
  • Năm 2017: Giải thưởng Cố Đô về Khoc học và Công nghệ lần thứ III;
  • Năm 2016: 01 giải nhì & 01 giải ba giải thưởng sáng tạo KH&CN tỉnh TT. Huế; 02 bằng LĐST; bằng khen Hội thi sáng tạo KH toàn quốc; Bằng khen Bộ GD&ĐT;
  • Năm 2015: 01 giải nhất và 01 giải ba Hội thi sáng tạo KHKT tỉnh TT.Huế; Giải nhất giải thưởng sáng tạo KHKT tỉnh Quảng Trị; 04 bằng LĐST; Giải ba giải thưởng VIFOTECH;
  • Năm 2014: Bằng khen Bộ GD&ĐT; 01 giải nhất; 01 giải nhì & 01 giải ba giải thưởng KH&CN tỉnh TT Huế; 04 bằng LĐST;
  • Năm 2013: 02 giải ba giải thưởng KH&CN tỉnh TT. Huế; 04 bằng LĐST; Giải thưởng sáng tạo VLIR-IUC;
  • Năm 2012: 02 bằng lao động sáng tạo (LĐST); 01 bằng khen Bộ GD&ĐT; Giải ba giải thưởng KH&CN tỉnh TT. Huế;
  • Năm 2011: Giải ba giải thưởng Bộ GD&ĐT; Giải thưởng ngày sáng tạo Việt Nam;
  • Năm 2009: Huân chương hạng ba của Chủ tịch nước;
  • Năm 2005: Giải ba giải thưởng Bộ GD&ĐT; Bộ KH&CN
  • Năm 2003: Bằng khen Thủ tướng chính phủ.
  • Năm 1997: Bằng khen Bộ GD&ĐT.