CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

1. Kiến thức                                                                    

Khối kiến thức chung

– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất, An ninh quốc phòng, về tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;

– Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng; Giáo dục thể chất và vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường (B1).

 Khối kiến thức lĩnh vực

– Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành NNCNC;

–  Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và Ứng dụng được trong công việc chuyên môn, sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý trong NNCNC.

 Kiến thức chung khối ngành

Phân tích và áp dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như toán học, vật lý, hóa học, sinh học, tin học làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho Ngành NNCNC (ngành  khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật, nông học và công nghệ rau hoa quả và cảnh quan).

 Kiến thức về nghề nghiệp

– Nắm vững kiến thức lý thuyết và thực tiễn để có thể xây dựng và thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng theo hướng nông nghiệp Công nghệ cao.

– Ứng dụng linh hoạt các tiến bộ công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…) và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái; điều kiện canh tác hiện đại (nhà màng, nhà kính với cơ sở vật chất và các trang thiết bị đồng bộ và hiện đại).

– Điều tra, phát hiện và áp dụng biện pháp quản lý dịch hại cây trồng trong điều kiện nhà màng, nhà kính và nông sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm với chất lượng tốt nhất;

– Chọn tạo, tuyển chọn các giống cây trồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác theo hướng Nông nghiệp công nghệ cao;

– Xây dựng kế hoạch, tổ chức sản  xuất có tính chiến lược và hiệu quả trong sản xuất cây trồng ở quy mô sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

 Kiến thức bổ trợ

– Phân tích đánh giá thị trường, hoạch  toán hiệu quả kinh tế, tổ chức các hoạt động kinh doanh các sản phẩm sản xuất từ cây trồng trong NNCNC;

– Nắm vững và vận dụng các kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường của của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực NNCNC ứng dụng cho cây trồng.

– Vận dụng được kiến thức về cách tổ chức nhóm cho các hoạt động khoa học và thực tiễn, phương pháp lấy thông tin và truyền tải chính xác các kiến thức chuyên môn đến những đối tượng khác nhau;

– Vận dụng được kiến thức về các khái niệm nghiên cứu trong khoa học. Cách lựa chọn, xây dựng và triển khai một vấn đề trong nghiên cứu khoa học;

– Vận dụng được kiến thức về lập các dự án và triển khai thực tế liên quan đến sản xuất, kinh doanh.

2. Kỹ năng

 Kỹ năng về nghề nghiệp

– Lập kế hoạch và thực hiện công tác khuyến nông (lập kế hoạch, tổ chức tham quan, tổ chức tập huấn, hội nghị đầu bờ…) trong lĩnh vực NNCNC trong sản xuất cây trồng; thiết kế và xây dựng mô hình trình diễn (ngoài đồng ruộng, trong nhà màng, nhà kính;

– Xây dựng đề cương nghiên cứu, tổ chức thực hiện nghiên cứu, viết và báo cáo kết quả nghiên cứu;

– Lập được kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cá nhân, nhóm, tập thể.

 Kỹ năng mềm

– Kỹ năng tự chủ (các kỹ năng học và tự học suốt đời, quản lý thời gian và tự chủ, thích ứng với sự phức tạp của thực tế, hiểu biết văn hóa, hiểu và phân tích kiến thức – kỹ năng của một cá nhân khác để học tập suốt đời…);

– Kỹ năng làm việc theo nhóm (hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và kỹ năng làm việc với các nhóm khác nhau);

– Kỹ năng quản lý và lãnh đạo (điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp);

– Kỹ năng giao tiếp (lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức, …);

– Sử dụng các phương pháp và nghệ thuật trong quá trình giao tiếp, đàm phán phù hợp với các đối tác liên quan đến công việc;

– Hiểu biết đạo đức, văn hoá, phong tục, tập quán, thuần phong mỹ tục, các vấn đề về đạo đức xã hội và ứng xử phù hợp trong từng tình huống trong công việc;

– Kỹ năng lập lập kế hoạch, thiết kế và tổ chức các công việc liên quan đến khuyến nông.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Năng lực tự chủ, tự học và tự nghiên cứu

– Có năng lực khởi nghiệp;

– Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ về Nông nghiệp CNC ứng dụng cho cây trồng;

– Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;

– Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về NNCNC ứng dụng cho cây trồng.

– Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật của NNCNC ứng dụng cho cây trồng;

– Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể;

– Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động Khoa học cây trồng ở quy mô trung bình.

– Ý trức trách nhiệm với công việc, với bản thân và tập thể. Chịu khó học hỏi, cần cù nghiêm túc và trung thực trong công việc, có thái độ yêu nghề và cầu tiến.

 Phẩm chất đạo đức

 Thái độ và đạo đức cá nhân

– Thực hiện tốt các quy định để xây dựng và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người học;

– Luôn chấp hành tốt những quy tắc và các yêu cầu trong công việc.

 Thái độ và đạo đức nghề nghiệp

– Có thái độ và phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có tinh thần yêu nước, yêu nghề nghiệp;

– Có ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy;

– Có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, có thái độ đúng đắn trong công việc;

– Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.