MỤC TIÊU – CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SINH HỌC ỨNG DỤNG

Tên chương trình: Sinh học ứng dụng

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Sinh học ứng dụng

Mã số: 7420203

Tên tiếng Anh: Applied Biological Sciences

Loại hình đào tạo: Chính quy

Danh hiệu: Cử nhân

Đơn vị quản lý: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; nắm vững các kiến thức về Sinh học, có khả năng vận dụng kiến thức Sinh học ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình đào tạo ngành Sinh học ứng dụng trình độ đại học nhằm đào tạo kỹ sư Sinh học ứng dụng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có năng lực thực hành, tận tụy với nghề nghiệp, có khả năng tiếp tục phát triển trong chuyên môn và ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và kinh tế của đất nước.

Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhà nước và pháp luật và môi trường; có khả năng sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng và khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ thông thường.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sinh học ứng dụng được trang bị những kiến thức cơ sở về sinh học và những kiến thức chuyên sâu về giải phẫu, sinh lý, sinh hóa của sinh vật; từ đó giúp hiểu rõ các nguyên lý của các quá trình sinh học liên quan đến cây trồng, vật nuôi, thủy sản và thực phẩm.

Kỹ sư Sinh học ứng dụng có khả năng vận dụng những kiến thức sinh học vào lĩnh vực chăm sóc, quản lý cây trồng để đạt được năng suất và hiệu quả cao; vận dụng những kiến thức sinh học trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi và thủy sản; vận dụng được các nguyên lý sinh học trong bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

Kỹ sư ngành Sinh học ứng dụng có khả năng làm việc theo nhóm, tính tự chủ trong phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học, biết phân tích các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành Sinh học ứng dụng, đúc kết và hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.

Kỹ sư tốt nghiệp ngành Sinh học ứng dụng còn có thể làm việc được ở Viện, Trường, các Cơ quan nghiên cứu và giảng dạy Sinh học; bên cạnh đó, làm việc tốt ở các sở ban ngành và công ty liên quan đến các lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Đủ trình độ để theo học ở những bậc học cao hơn trong và ngoài nước.

2. Chuẩn đầu ra (Theo Quy định tại Thông tư 07/2015)

2.1. Kiến thức

2.1.1. Khối kiến thức chung

– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất (chứng chỉ), An ninh quốc phòng (chứng chỉ), các Nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;

– Vận dụng được kiến thức ngoại ngữ (B1 hoặc tương đương) trong giao tiếp thông thường.

2.1.2. Khối kiến thức lĩnh vực

– Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Sinh học ứng dụng;

– Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và Ứng dụng được trong công việc chuyên môn.

2.1.3. Kiến thức chung khối ngành

Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Sinh học ứng dụng.

2.1.4. Kiến thức về nghề nghiệp

– Nắm vững kiến thức lý thuyết và thực tiễn để xây dựng và thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất các loại sản phẩm sinh học phục vụ sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng nông nghiệp an toàn, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu;

– Ứng dụng linh hoạt các tiến bộ công nghệ cao và các biện pháp kỹ thuật mới trong sản xuất các loại sản phẩm sinh học ứng dụng phù hợp với các đối tượng nuôi trồng;

– Chọn tạo, tuyển chọn các giống vi sinh vật, cây trồng, vật nuôi theo hướng thích ứng với các điều kiện sinh thái;

– Xây dựng kế hoạch, tổ chức nghiên cứu, sản xuất có tính chiến lược và hiệu quả trong sản xuất các sản phẩm sinh học ở quy mô sản xuất hàng hóa;

– Phân tích đánh giá thị trường, hoạch toán hiệu quả kinh tế, tổ chức các hoạt động kinh doanh các sản phẩm sinh học ứng dụng trong sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản;

– Nắm vững và vận dụng các kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường của của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực Sinh học ứng dụng.

2.1.5. Kiến thức bổ trợ

– Vận dụng được kiến thức về cách tổ chức nhóm cho các hoạt động khoa học và thực tiễn, phương pháp lấy thông tin và truyền tải chính xác các kiến thức chuyên môn đến những đối tượng khác nhau;

– Vận dụng được kiến thức về các khái niệm nghiên cứu trong khoa học. Cách lựa chọn, xây dựng và triển khai một vấn đề trong nghiên cứu khoa học;

– Vận dụng được kiến thức về lập các dự án và triển khai thực tế liên quan đến sản xuất, kinh doanh.

2.2. Kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng về nghề nghiệp

– Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Sinh học ứng dụng có kỹ năng thực hành cơ bản về sử dụng các loại kính hiển vi để quan sát tế bào, kỹ năng làm tiêu bản hiển vi và quan sát tiêu bản hiển vi, kỹ năng bố trí thí nghiệm sinh học, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành, kỹ năng ứng dụng tin học trong phân tích số liệu và báo cáo khoa học;

– Có kỹ năng về các kỹ thuật sinh học chuyên sâu trong phòng thí nghiệm như kỹ thuật nuôi cấy mô, kỹ thuật ly trích và phân tích hợp chất hữu cơ, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm ứng dụng trong nông nghiệp;

– Các kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp như sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành, kỹ năng ứng dụng tin học trong phân tích số liệu và báo cáo khoa học, kỹ năng lập dự án và kiến thức thị trường cũng được rèn luyện để có thể dễ dàng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

2.2.2. Kỹ năng mềm

– Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp trong lĩnh vực Sinh học ứng dụng. Đạt chứng chỉ B1 (bậc 3/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II, Thông tư 15 ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

– Áp dụng các kiến thức về công nghệ thông tin trong việc phân tích số liệu, trình bày, xử lý văn bản, vẻ và thiết kế;

– Xây dựng đề cương nghiên cứu, tổ chức thực hiện nghiên cứu, viết và báo cáo kết quả nghiên cứu;

– Lập được kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cá nhân, nhóm, tập thể

Sử dụng các phương pháp và nghệ thuật trong quá trình giao tiếp, đàm phán phù hợp với các đối tác liên quan đến công việc;

– Hiểu biết đạo đức, ứng xử phù hợp trong từng tình huống trong công việc.

– Ý trức trách nhiệm với công việc, với bản thân và tập thể. Chịu khó học hỏi, cần cù nghiêm túc và trung thực trong công việc, có thái độ yêu nghề và cầu tiến.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

2.3.1. Năng lực tự chủ, tự học và tự nghiên cứu

– Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ về Sinh học ứng dụng;

– Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;

– Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về Sinh học ứng dụng;

– Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật Sinh học ứng dụng;

– Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể;

– Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động Sinh học ứng dụng ở quy mô trung bình.

2.3.2. Phẩm chất đạo đức

2.3.2.1. Thái độ và đạo đức cá nhân

– Thực hiện tốt các quy định để xây dựng và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người học;

– Luôn chấp hành tốt những quy tắc và các yêu cầu trong công việc.

2.3.2.2. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp

– Có thái độ và phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có tinh thần yêu nước, yêu nghề nghiệp;

– Có ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy;

– Có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, có thái độ đúng đắn trong công việc;

– Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp./.