Thông tin bộ môn Sinh lý – Sinh hóa thực vật

418

BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA THỰC VẬT

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế (tiền thân là Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa và Bảo quản Chế biến, Khoa Trồng trọt, Trường Đại học Nông Nghiệp II Hà Bắc).

Từ năm 1967 đến 1983, Bộ môn đóng tại huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc. Từ năm 1984 đến nay Bộ môn đóng tại thành phố Huế. Trong chặng đường 50 năm qua Bộ môn đã có nhiều thay đổi về đội ngũ quản lý, giảng viên và nghiên cứu viên.

* Từ năm 1967 đến 1970

   – Trưởng bộ môn: PGS. TS. Hoàng Đức Phương

Bộ môn gồm có 7 thành viên

* Từ năm 1971 đến 1975

   – Trưởng Bộ môn: TS. Trần Kim Đồng

   – Phó Bộ môn: TS. Hoàng Quy Lý

Bộ môn gồm 6 giảng viên và 1 nghiên cứu viên

* Từ năm 1976 đến 1983:

   – Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Việt Niên

   – Phó Bộ môn: TS. Bùi Huy Khôi

Bộ môn gồm 11 giảng viên và 1 nghiên cứu viên

* Từ năm 1984 đến 1985:

   – Phó Bộ môn: GVC. KS. Võ Văn Quang

Bộ môn gồm 6 giảng viên và 1 nghiên cứu viên

* Từ năm 1986 đến 1988:

   – Trưởng Bộ môn: PGS. TS. Nguyễn Quang Phổ

   – Phó Bộ môn: GVC. KS. Lê Quang Minh

Bộ môn gồm 10 giảng viên và 2 nghiên cứu viên

* Từ năm 1989 đến 1994:

   – Trưởng Bộ môn: GVC. KS. Võ Văn Quang

Bộ môn gồm 8 giảng viên và 1 nghiên cứu viên

* Từ năm 1995 đến 2000:

   – Trưởng Bộ môn: PGS. TS. Nguyễn Quang Phổ

Bộ môn gồm 5 giảng viên và 1 nghiên cứu viên

* Từ năm 2001 đến 2009:

   – Trưởng Bộ môn: GVC. ThS. Lê Thị Hoa

Bộ môn gồm 5 giảng viên và 1 nghiên cứu viên

* Từ năm 2010 đến 2014:

– Trưởng bộ môn: GVC. ThS. Trần Thị Ngân

Bộ môn gồm 7 giảng viên, 1 giảng viên kiêm nhiệm và 1 thư ký Khoa.

* Từ năm 2015 đến nay: 

– Trưởng bộ môn: PGS. TS. Nguyễn Đình Thi

II. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN

Hiện nay, Bộ môn gồm có 2 giảng viên cao cấp, 5 giảng viên, 1 giảng viên kiêm nhiệm và 1 chuyên viên thư ký khoa.

1. PGS. TS. Trần Thị Lệ – Giảng viên cao cấp

2. PGS. TS. Nguyễn Đình Thi – Giảng viên cao cấp

3. TS. Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên

4. ThS. Đàm Thị Huế (NCS tại Đức) – Giảng viên

5. ThS. Lê Thị Hương Xuân (NCS tại Úc) – Giảng viên

6. ThS. Trần Thị Hương Sen (NCS tại Nhật) – Giảng viên

7. ThS. Lê Thị Thu Hường – Giảng viên kiêm nhiệm

8. ThS. Nguyễn Thị Dung – Thư ký khoa

9. KS. Phùng Lan Ngọc – Giảng viên

Từ trái qua phải: ThS. Trần Thị Hương Sen; KS. Phùng Lan Ngọc; PGS. TS. Trần Thị Lệ; PGS. TS. Nguyễn Đình Thi; ThS. Lê Thị Thu Hường; Th.S. NguyễnThị Dung

III. CÁC HỌC PHẦN QUẢN LÝ

* Bậc đại học: Sinh thái và Môi trường, Hóa sinh thực vật, Sinh lý thực vật, Thực hành Sinh lý và Sinh hóa thực vật, Thực hành Sinh lý thực vật.

* Bậc cao học: Hoá sinh thực vật nâng cao, Sinh lý cây trồng nâng cao.

* Bậc tiến sĩ: Dinh dưỡng khoáng với sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng.

* Đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ: Kỹ thuật sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu.

IV. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

– Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

– Nghiên cứu tạo các chế phẩm vi sinh vật đa chức năng, chế phẩm phân bón lá vi lượng-chất điều hòa sinh trưởng, phân bón lá hữu cơ và ứng dụng chúng cho cây trồng.

– Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật mới tác động, điều khiển nhằm tăng năng suất và phẩm chất cây trồng, tạo sản phẩm an toàn theo hướng hữu cơ và GlobalGAP.

– Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các quy trình sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu phù hợp với điều kiện ở miền Trung.

– Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu lên quá trình sinh trưởng phát triền của cây trồng, các đặc điểm sinh lý-sinh hóa và biện pháp làm tăng sự thích ứng của cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

– Nghiên cứu phát triển các giống cây trồng mới đặc sản và dược liệu; các giống lúa chịu mặn, năng suất cao, chất lượng khá cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

V. THÀNH TÍCH NỔI BẬT

1.  Đào tạo

– Thực hiện tốt công việc giảng dạy các học phần do Bộ môn quản lý cho các ngành học trong Khoa và các ngành học khác có liên quan.

– Hướng dẫn sinh viên, nhóm sinh viên hoàn thành tốt các đề tài Nghiên cứu khoa học, Báo cáo tốt nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp bậc Cao đẳng và Đại học.

–  Hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh thực hiện tốt các đề tài Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ.

– Tổ chức thành công nhiều lớp tập huấn trong và ngoài trường Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cây trồng, Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu.

– Biên soạn, tham gia biên soạn các giáo trình và sách phục vụ đào tạo, gồm:

1/- Trần Kim Đồng (chủ biên), Nguyễn Quang Phổ, Lê Thị Hoa (1991). Giáo trình Sinh lý cây trồng. Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.

2/- Trần Thị Lệ (chủ biên), Võ Văn Quang (2006). Giáo trình Hóa sinh thực vật. Nxb Nông nghiệp.

3/- Nguyễn Minh Hiếu và Lê Thị Khánh (đồng chủ biên), Lê Như Cương, Đỗ Đình Thục, Hoàng Thị Thái Hòa, Nguyễn Đình Thi, Trịnh Thị Sen, Vũ Tuấn Minh, Hồ Công Hưng, Trần Đăng Khoa (2007). Kỹ thuật trồng rau bản địa. Nxb Thuận Hóa.

4/- Trần Thị Lệ (chủ biên), Nguyễn Hoàng Lộc, Trần Quốc Dung (2007). Giáo trình công nghệ gen trong nông nghhiệp. Nxb Đại học Huế.

5/- Nguyễn Hoàng Lộc (chủ biên), Trần Thị Lệ, Hà Thị Minh Thi (2007). Giáo trình sinh học phân tử. Nxb Đại học Huế.

6/- Trần Thị Lệ, Trương Thị Bích Phượng, Trần Thị Triêu Hà (2008). Giáo trình công nghệ sinh học thực vật. Nxb Nông nghiệp.

7/- Nguyễn Bá Lộc (chủ biên), Trương Văn Lung, Võ Thị Mai Hương, Lê Thị Hoa (2008). Giáo trình Sinh lý thực vật. Nxb Đại học Huế.

8/- Trần Quốc Dung (chủ biên), Nguyễn Hoàng Lộc, Trần Thị Lệ (2010). Giáo trình công nghệ chuyển gen ở động thực vật. Nxb Đại học Huế

9/- Nguyễn Đình Thi (chủ biên), Hồng Bích Ngọc, Đàm Thị Huế (2013). Giáo trình Sinh lý thực vật. Nxb Đại học Huế.

10/- Trần Thị Lệ và Hồ Trung Thông (đồng chủ biên), Đinh Thị Hương Duyên (2016). Giáo trình Hóa sinh đại cương. Nxb Đại học Huế.

11/- Trần Thị Lệ và Phan Thị Phương Nhi (đồng chủ biên), Hoàng Thị Thái Hòa, Trịnh Thị Sen (2016). Giống lúa chịu mặn ở miền Trung Việt Nam. Nxb Đại học Huế.

12/- Nguyễn Đình Thi (2017). Thực hành Sinh lý thực vật. Nxb Đại học Huế.

13/- Phan Thị Phương Nhi (chủ biên), Hoàng Thị Thái Hòa, Trịnh Thị Sen, Trần Thị Hương Sen (2017). Giống lúa chịu hạn ở miền Trung Việt Nam. Nxb Đại học Huế.

14/- Nguyễn Đình Thi (2017). Cây gấc – Sản xuất giống và thâm canh tăng năng suất. Nxb Đại học Huế.

15/- Nguyễn Đình ThiTrần Thị Lệ (đồng chủ biên), Trần Thị Hương Sen, Nguyễn Thị Bích Thu, Trương Thị Hồng Phương (2018). Giáo trình phân tích Hóa sinh – Sinh lý thực vật. Nxb Đại học Huế.

16/- Trần Đăng Hòa và Nguyễn Đình Thi (đồng chủ biên), Trương Thị Ly Na, Hoàng Trung Thông, Hồ Thị Hải (2018). Giáo trình Kỹ thuật trồng nấm. Nxb Đại học Huế.

2. Nghiên cứu khoa học

– Chủ trì đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu cây phân xanh phục vụ cho sản xuất mía trên gò đồi và đất cát ở Thừa Thiên Huế. 1998-1999. PGS. TS. Nguyễn Quang Phổ.

– Chủ trì đề tài cấp bộ: Nghiên cứu yếu tố hạn chế tự nhiên, sinh học và mô hình canh tác hợp lý có hiệu quả trên đất cát, nghèo dinh dưỡng và khô hạn ở trại thí nghiệm Tứ Hạ, Hương Trà. 1998-2000. PGS. TS. Nguyễn Quang Phổ.

– Chủ trì đề tài cấp bộ: Nghiên cứu chọn tạo một số giống ngô ở Tỉnh Thừa Thiên Huế. 2000-2002. ThS. Lê Thị Hoa.

– Chủ trì đề tài liên kết: Nghiên cứu về quản lý sử dụng đất ở xã Hông Hạ và xã Hương Nguyên huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2001-2002. PGS. TS. Nguyễn Quang Phổ.

– Chủ trì đề tài cấp bộ: Nghiên cứu yếu tố hạn chế năng suất và các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lạc ở Thừa Thiên Huế. 2002-2003. PGS. TS. Nguyễn Quang Phổ.

– Chủ trì đề tài cấp bộ: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chính cho sản xuất ngô rau. 2006-2008. ThS. Lê Thị Hoa.

– Chủ trì đề tài cấp Bộ:Nghiên cứu tạo chế phẩm hỗn hợp vi lượng-chất điều hòa sinh trưởng tác động tăng năng suất lạc trên đất cát tại Thừa Thiên Huế. 2008-2009. PGS. TS. Nguyễn Đình Thi.

– Chủ trì đề tài nhánh cấp nhà nước: Nghiên cứu khả năng chịu hạn của các giống lúa địa phương Ari, Cu giơ, Căn Ngườn và ra zư. 2011-2015. PGS. TS. Nguyễn Đình Thi.

– Chủ trì đề tài cấp bộ: Tuyển chọn một số giống lúa chịu mặn cho vùng duyên hải miền Trung. 2012-2014. PGS. TS. Trần Thị Lệ.

– Chủ trì đề tài nhánh cấp nhà nước: Khai thác và phát triển nguồn gen khoai sọ Vĩnh Linh và Hà Tĩnh. 2012-2016. PGS. TS. Trần Thị Lệ.

– Chủ trì dự án HTQT ACCCU: Phát triển và thực hiện chương trình tập huấn sử dụng rơm rạ để sản xuất nấm ăn. 2014-2015. PGS. TS. Nguyễn Đình Thi.

– Chủ trì đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu hoàn thiện các quy trình sản xuất giống cây gấc và quy trình thâm canh gấc thương phẩm tại Nghệ An. 2015-2017. PGS. TS. Nguyễn Đình Thi.

– Các giảng viên và nghiên cứu viên còn tham gia, chủ trì nhiều đề tài, dự án quốc tế và trong nước ở những lĩnh vực:

+ Thu thập bảo tồn quỹ gen một số loại cây trồng ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng, các chất kích thích sinh trưởng đến một số loại cây trồng.

+ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật như mật độ, liều lượng phân bón áp dụng cho một số loại cây trồng.

3. Khen thưởng

* Năm 2002, Bộ môn được Bộ giáo dục và đào tạo tặng bằng khen về thành tích: Đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Trường Đại học Nông lâm và Đại học Huế.

* Bộ môn được công nhận đạt danh hiệu tiên tiến và xuất sắc trong nhiều năm liên tục.